Kinh doanh là gì? Tất cả những khái niệm liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bạn đọc đều có thể tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh được hiểu như thế nào
Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân và kinh doanh có thể được hiểu thông qua các dấu hiệu sau:
- Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;
- Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;
- Được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.
Từ đó, ta có thể hiểu kinh doanh là những hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ,…. Được các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập nhằm mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ. Những hoạt động sản xuất ra sẽ tạo ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Những đặc điểm cơ bản của kinh doanh hiện nay
Giao dịch trong nhiều giao dịch
Trong hoạt động kinh doanh thì việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ như một hoạt động chủ yếu và diễn ra thường xuyên và lặp lại. Một sản phẩm và dịch vụ trước khi đến được tay người dùng cần trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
Trao đổi hàng hóa và dịch vụ
Các hoạt động trong kinh doanh đều có sự liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ đổi lấy tiền hoặc các giá trị của tiền.
Kỹ năng kinh doanh để thành công
Bất kỳ một lĩnh vực hay một chuyên ngành nào đều cần có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh, muốn trở thành một doanh nhân giỏi cần có những phẩm chất và những kỹ năng kinh doanh nhất định và bắt buộc để có thể điều hành doanh nghiệp.
Lợi nhuận là mục tiêu chính
Hoạt động kinh doanh hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác đều mang một mục tiêu chính là kiếm lại lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận chính là những thành quả của hoạt động kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nhân.
Người bán và người mua
Trong lĩnh vực kinh doanh để thực hiện được thành công thì phải có hai yếu tố là bên bán và bên mua thì mới hoàn thành được giao dịch.
Rủi ro và sự không chắc chắn
Kinh doanh là một hoạt động sẽ phải trải qua nhiều rủi ro và những sự cố không chắc chắn. Một số rủi ro trong kinh doanh là mất mát do hỏa hoạn hay trộm cắp cũng có thể bảo vệ bằng chính bảo hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn như mất mát do thay đổi các nhu cầu tiêu dùng mà thị trường biến động giá cả.
Tiếp thị và phân phối hàng hóa
Các hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị và phân phối hàng hóa trong những trường hợp được gọi là hoạt động thương mại.
Kết nối với sản xuất
Các hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong những trường hợp này được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể được coi là chính hoặc phụ tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh
Đáp ứng nhu cầu con người
Doanh nhân là những người sẽ đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn và những thắc mắc của con người thông qua hành vi và ý thức và doanh nhân sẽ xác định và phân tích những nhu cầu và mong muốn để tiến hành kinh doanh. Sản xuất những sản phẩm và cung cấp cho con người. Làm hài lòng con người và phục vụ giải quyết những mong muốn cần thiết.
Ưu đãi hàng hóa và dịch vụ
Trong kinh doanh để giao dịch được hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa được chia thành 2 loại chính và rõ rệt là:
- Hàng tiêu dùng: Những hàng hóa sử dụng bởi người tiêu dùng. Đây chính là những sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, những đồ dùng thiết yếu không thể thiếu.
- Hàng hóa sản xuất: Đây là loại hàng hóa được sản xuất nhằm phục vụ cho công việc sản xuất như các thiết bị máy móc…
Nghĩa vụ xã hội
Doanh nhân hiện đại là có ý thức và trách nhiệm với xã hội của họ. Kinh doanh ngày nay càng định hướng dịch vụ hơn là định hướng đến lợi nhuận kinh doanh.
Hộ kinh doanh được hiểu như thế nào theo pháp luật Việt Nam
Hộ kinh doanh không được xem là một loại hình doanh nghiệp. Thực tế luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định khá rõ ràng tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Lưu ý: Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được định nghĩa như thế nào?
Theo luật Đầu tư thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là mẫu hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Việc kinh doanh sẽ dựa trên pháp nhân có sẵn mà không được thành lập pháp nhân mới. Hoạt động hợp tác kinh doanh có thể được đồng kiểm soát bởi những bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc được kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia…. Tất cả sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia làm ba loại:
- Hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát;
- Hình thức tài sản đồng kiểm soát;
- Chia lợi nhuận sau thuế.
XEM THÊM: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất
Theo đó, những lĩnh vực kinh doanh được chia thành mấy loại?
Kinh doanh có nhiều lĩnh vực lĩnh vực kinh doanh và được phân chia rõ ràng. Dưới đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh cơ bản cần nắm rõ như:
- Thông tin, tin tức, giải trí.
- Kinh doanh tài chính.
- Sản xuất công nghiệp.
- Kinh doanh bất động sản.
- Vận tải.
- Nông lâm ngư nghiệp.
- Kinh doanh dịch vụ.
- Buôn bán phân phối.
Vậy chủ thể kinh doanh được hiểu thế nào?
Chủ thể kinh doanh được hiểu là cá nhân, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và thực hiện những lĩnh vực kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Chủ thể kinh doanh sẽ có những đặc điểm sau:
- Là chủ thể pháp lí được tổ chức dưới một hình thức nhất định với tư cách doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể;
- Được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc được cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp giấy phép đầu tư;
- Tiến hành một cách độc lập và thường xuyên các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán hoặc dịch vụ trên thị trường để thu lợi nhuận.
Phân loại những ngành kinh doanh cơ bản
- Ngành nông nghiệp và khai thác: Đây là ngành kinh doanh liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô nông sản và khoáng sản. Những nguyên nhiên liệu chủ yếu là việc chăn nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản, hay trồng và kinh doanh các loại cây nông nghiệp.
- Ngành thông tin: Đây là ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại, hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm đã đăng ký quyền để đảm bảo việc sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện.
- Ngành dịch vụ tài chính: Dịch vụ tài chính là bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, v.v. thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn. Hiện nay, với việc nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển, ngành dịch vụ tài chính cũng vì vậy mà có những bước chuyển mình rất lớn. Hàng loạt các dịch vụ về tài chính, ngân hàng có lợi với cả người sử dụng và bên cung cấp liên tục được ra mắt. Điều này cho thấy được tương lai rộng mở của lĩnh vực này.
- Ngành kinh doanh dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp cho chính phủ, các lĩnh vực kinh doanh khác hoặc khách hàng như trang trí nội thất, làm đẹp, tạo mẫu tóc, trang điểm, thẩm mỹ, giặt là, kiểm soát dịch bệnh, côn trùng…
- Ngành kinh doanh vận tải: Những đơn vị kinh doanh vận tải sẽ thu lợi nhuận từ việc phí vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng để có những sự thay đổi.
- Bán lẻ và phân phối: Hoạt động như một trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận qua dịch vụ bán lẻ và phân phối hàng hóa/ dịch vụ.
- Ngành sản xuất: Sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu thô hoặc các chi tiết cấu thành, sau đó bán đi thu lợi nhuận.
- Kinh doanh bất động sản: Thu lợi từ việc bán, cho thuê, phát triển các tài sản bao gồm đất, nhà ở gắn liền với đất và các loại công trình khác.
XEM THÊM: Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định
Tóm lại vấn đề “Kinh doanh là gì? Vì sao bạn cần phải hiểu rõ về kinh doanh”
Trên đây là những giải đáp cơ bản cho câu hỏi kinh doanh là gì cũng như những kiến thức cơ bản nhất mà bạn cần nẵm rõ khi dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh đầy khó khăn. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật sự hữu ích.
Thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên GVLAWYERS
- vietnam law firm
- lawyers in vietnam
- vietnam international law firm
- law firm in ho chi minh city
- international law firm in vietnam
- top law firm in vietnam
- Vietnam company law
- Vietnamese solicitor
- Vietnamese attorney
- Vietnamese law firm
- Vietnamese barrister
- Vietnamese lawyer
- dịch vụ tư vấn luật
- dịch vụ tư vấn Luật tại tphcm
- dịch vụ tư vấn Luật uy tín tại tphcm
- luật sư tranh tụng
- hợp đồng thương mại
- Luật sư hợp đồng
- văn phòng luật
- văn phòng luật sư
- dịch vụ luật sư
- ip lawyer in vietnam
- công ty luật
- công ty tư vấn luật
- công ty luật tphcm
- văn phòng luật sư uy tín tại tphcm
- công ty luật uy tín tại tphcm
- công ty luật tại tphcm
- công ty luật ở tphcm
- công ty luật uy tín
- hợp đồng lao động
- litigation lawyers
- Real Estate Lawyers
- real estate attorney
- real estate law firm
- banking law firm
- banking lawyers
- banking attorney
- banking and finance lawyers
- banking law attorney
- tax law firm
- international tax attorney
- law firm in vietnam
- law firm
- vietnam intellectual property
- trademark registration in vietnam
- vietnam ip law
- intellectual property
- vietnam ip firm
- intellectual property law vietnam
- hanoi law firm
- law firm vietnam
- lawyer in vietnam
- vietnamese lawyers
- law company
- international law firms in vietnam
- vietnam enterprise law
- vietnam corporate law
- civil lawyer
- civil litigation attorney
- civil litigation lawyers