luật sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung nội dung mới nhất

Bạn muốn tìm hiểu thông tin về những bộ Luật sở hữu trí tuệ ? Những nội dung sửa đổi, hợp nhất và bổ sung mới nhất đều được GVLAWYERS tổng hợp trong bài viết “Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung nội dung mới nhất” dưới đây.

Luật sở hữu trí tuệ cập nhật nội dung theo quy định mới

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợpbán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng, bao gồm vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”

2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

  •  Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan.
  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và không được làm tổn hại đến quyền sở hữu trí tuệ cùng tồn tại hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Chính phủ quy định giới hạn giữa các loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau được bảo hộ độc lập với nhau.
  • Sáng chế liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật gọi là sáng chế mật.
  • Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trítuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
  • Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục và thẩm quyền xác định sáng chế mật;
  • Bảo vệ bí mật thông tin liên quan đến sáng chế mật; thủ tục xử lý đơn đăng ký sáng chế, cấp Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật;
  • Nội dung và giới hạn quyền của chủ sở hữu sáng chế mật và quyền đăng ký sáng chế mật ra nước ngoài phù hợp với Luật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.”

3. Điều 8 đượ csửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ

  • Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng;
  • Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • Không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội,trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
  • Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.”
  • Bảo đảm các nguồn lực tài chính để kiện toàn bộ máy và hoạt động của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ;
  • Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng;
  • Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.”

4. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Phí và lệ phí về sở hữu trí tuệ

  • Phí và lệ phí sở hữu trí tuệ được sử dụng để bảo đảm nguồn lực thực hiện các thủ tục tương ứng đáp ứng yêu cầu về thời hạn và chất lượng, phần thực hiện một cách có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 8 của Luật sở hữu trí tuệ.”
  • Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 và các quy định khác của pháp luật liên quan.

5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

  • a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • b) Tác phẩm âm nhạc;
  • c) Tác phẩm báo chí;
  • d) Tác phẩm sân khấu;
  • e) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • f) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • g) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • i) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • j) Tác phẩm kiến trúc;
  • k) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • o) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
XEM THÊM: Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Làm sao để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
6. Điều 25 được sửađổi, bổ sung như sau:

Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
  • Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Chính phủ quy định cụ thể về các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang; sử dụng đĩa quang trắng để định hình, sao chép.
3. Các quy định tại điểm a, đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”
7. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 26. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

  • Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Phải thông tin đầy đủ về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
  • Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thúc thanh toán do các bên thoả thuận.
  • Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”

8. Điều 27 được sửađổi, bổ sung như sau:

Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 có thời hạn bảo hộ như sau:

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
  • Trong thời hạn bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình;
  • Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
  • Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
  • Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

9. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

  • Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.”
10. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 33. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:

  • Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
  • Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng;

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
11. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

  • Quyền của người biểu diễn được bảo hộ bảy mươi lăm năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
  • Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.”
  • Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ bảy mươi lăm năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ bảy mươi lăm năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc bảy mươi lăm năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

12. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước

1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

  • Tác phẩm khuyết danh, trong trường hợp do tổ chức, cá nhân đang quản lý thì họ được hưởng quyền của chủ sở hữu.
  • Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
  • Khi danh tính chủ sở hữu được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.
  • Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.”
13. Điều 87 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Đối với địa danh và các dấu hiệu khácchỉ nguồn gốc địa lý của các đặc sản địa phương của Việt Namcó tiềm năng đăng ký chỉ dẫn địa lý, việc đăng ký nhãnhiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phảiđược cơ quan, tổ chức có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lýcho phép. Các quy định vềquyền đăng ký, quản lý chỉ dẫn địa lý tại Luật sở hữu trí tuệ cũng áp dụng đối với các nhãn hiệu nêu trên.
5. Hai hoặc nhiềutổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trởthành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

14. Điều 90 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

  • Trong trường hợp có các nhãn hiệu trùng nhau hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau, trong các đơn đăng ký khác nhau của nhiều người nộp đơn khác nhau, hoặc có các nhãn hiệu trùng nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau trong các đơn đăng ký khác nhau của cùng một người nộp đơn thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong trường hợp có các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, hoặc có các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đối tượng thuộc một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn;
  • Nếu không thoả thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng thuộc các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

15. Điều 119 đượcsửa đổi, bổ sungnhư sau:

Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

  • Thời gian dành cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Thời hạn xử lý các yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
  • Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
  • Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nộp đơn.
  • Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại Điều này có thể được Chính phủ điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế trong từng giai đoạn theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ.”

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:

  • Đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Đối với sáng chế là hai mươi tư tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;

16. Điều 134 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

1. Trường hợp trước ngày nộpđơn hoặc ngày ưu tiên, nếu có, của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụngtrước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyềntiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệptrong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị đểsử dụng mà không phải xin phéphoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệpđược bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sửdụng trước sáng chế, kiểu dángcông nghiệp không bị coi là xâm phạm quyềncủa chủ sở hữu sáng chế, kiểu dángcông nghiệp.”
17. Điều 154 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đâyđược kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danhnghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:
a) Là doanh nghiệp, tổ chứchành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và côngnghệ không phải là đơn vị phụ thuộc của mộtdoanh nghiệp, tổ chức khác, được thành lập và hoạt độnghợp pháp theo pháp luật của Việt Nam;
b) Có chức năng hoạt động dịchvụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
c) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 155 của Luật sở hữu trí tuệ.
2. Văn phòng đại diện, chi nhánh và các đơn vị phụthuộc khác của doanh nghiệp, tổ chức hànhnghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoahọc và công nghệ chỉ được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpdưới danh nghĩa của tổ chức mà mình phụ thuộc, với điều kiện tổ chức đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
18. Điều 157 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối vớigiống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triểngiống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và pháttriển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyềnđối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộcnước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thườngtrú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tạiViệt Nam; tổ chức, cá nhân của nước không ký kết với Việt Namthoả thuận về bảo hộ giống cây trồng nhưng có địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết vớiViệt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.”
19. Điều 160 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 160. Tính khác biệt của giống cây trồng

1. Giống cây trồng được coi là có tính khác biệtnếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biếtđến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.
2. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồngthuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc sảnphẩm thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách riêng rẽ trên thịtrường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
b) Giống cây trồng đã đượcbảo hộ hoặc được đăng ký vào Danhmục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;
c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng kýbảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mục giống cây trồngở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này khôngbị từ chối.”
20. Điều 163 đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 163. Tên của giống cây trồng

1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giốngcây trồng với cùng một tên như tên đã đăng ký ởbất kỳ quốc gia nào khi nộp đơn đăng ký bảo hộ.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó cókhả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giốngcây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặcloài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không đượccoi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồmcác chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặctính hoặc sự hình thành giống đó;
b) Vi phạm đạođức xã hội;
c) Dễ gây hiểunhầm về các đặc trưng, đặc tính củagiống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầmvề danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn vớinhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảohộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
e) Ảnh hưởng đến quyềnđã có trước của tổ chức, cá nhânkhác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bánhoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sửdụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong Bằng bảo hộ, kể cả sau khi kếtthúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kếthợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tươngtự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trườn thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.”
21. Điều 165 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 165. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhânquy định tại Điều 157 của Luật sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng kýquyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơnđăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diệnhợp pháp tại Việt Nam.
2. Chính phủ hướng dẫn cụthể về đại diện hợp pháp nộp đơn và tổ chức dịch vụ đại diện quyềnsở hữu đối với giống cây trồng.”
22. Điều 178được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 178. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ

1. Cơ quan quản lý nhà nước vềquyền đối với giống cây trồng thẩm địnhnội dung đối với đơnđược chấp nhận là hợp lệ. Nội dung thẩmđịnh bao gồm:
a) Thẩm định tính mới;
b) Thẩm định tên gọi phùhợp của giống cây trồng. Trường hợp tên giốngchưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu người đăng ký trong vòng 30 ngày từ khi nhận được thông báo phải đề xuất tên giống khác; tên chính thức của giống cây trồng là tên ghi trong văn bằng bảo hộ giống cây trồng đó. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống câytrồng thông báo côngkhai việc đăng ký, chấp nhận hoặc thay đổi tên giống cây trồng để các bên liên quan có quyền tiếp cận và góp ý.
c) Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹthuật đối với giống cây trồng.”
23. Điều 186 đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 186. Quyền của chủ bằng bảo hộ

1. Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép ngườikhác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giốngcủa giống đã được bảo hộ:
a) Sản xuất hoặcnhân giống;
b) Chế biến nhằmmục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thựchiện các hoạt động tiếp cậnthị trường khác;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện cáchành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
2. Quyền của chủ bằng bảo hộ giốngcây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đốivới vật liệu thu hoạch thu được từviệc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống câytrồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đãcó cơ hội hợp lý thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nói trên.
3. Ngăn cấm người khác sử dụng giốngcây trồng theo quy định tại Điều 188 của Luật sở hữu trí tuệ.
4. Để thừa kế, kế thừa quyền đốivới giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quyđịnh tại Chương XV của Luật sở hữu trí tuệ 2005 này.”
24. Điều 187 đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 187. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ

Quyền của chủ bằng bảohộ được mở rộng đối với các giống cây trồng sau đây:
1. Giống cây trồng có nguồn gốcthực chất từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng đượcbảo hộ có nguồn gốc thực chất từ một giống cây trồngđã được bảo hộ khác.
Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc thực chất từgiống được bảo hộ, nếu giống cây trồng đó chủ yếu vẫngiữ lại biểu hiện của các tính trạng thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểugen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt làkết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ bằng chuyển gen, lai trở lại hoặc độtbiến tự nhiên hay nhân tạo, biến dị sôma, biến bị cá thể từ quần thểcủa giống được bảo hộ.
2. Giống cây trồng không khác biệtrõ ràng với giống câytrồng đã được bảo hộ;
3. Giống cây trồng mà việcsản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.
25. Điều 188 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 188. Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạmquyền của chủ bằng bảo hộ:
1. Khai thác, sử dụng cácquyền của chủ bằng bảo hộ mà không đượcphép của chủ bằng bảo hộ.
2. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùnghoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giốngcây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống câytrồng đã được bảo hộ.
3. Sử dụng giống cây trồng đã được đăng ký bảohộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật sở hữu trí tuệ.”
26. Điều 190 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 190. Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Các hành vi sau đây không bị coi là xâmphạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:

  • Sử dụng giống cây trồngphục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
  • Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạchtừ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diệntích đất của mình, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ thuộc Danh mục loài cây trồng nông dân không đượctự giữ giống hoặc Danh mục loài cây trồng nông dân được tự giữ giống, nhưng có giớihạn diện tích.
  • Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giốngcây trồng mới khác biệt với giống cây trồng đãđược bảo hộ, trừ trường hợp giống câytrồng có nguồn gốc thực chất từ giống cây trồng được bảo hộtheo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Luật sở hữu trí tuệ;
  • Sử dụng giống cây trồngnhằm mục đích nghiên cứu khoa học;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các Danh mục nói trên.
2. Quyền đối với giống cây trồngkhông được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giốngcây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cáchkhác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hànhvi sau đây:
a) Liên quan đến việc nhântiếp giống cây trồng đó;
b) Liên quan đến việc xuất khẩucác vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giốngvào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệunhằm mục đích tiêu dùng.”
27. Điều 194 đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 194. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

  • Chuyển nhượng quyềnđối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồngchuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng.
  • Bên nhận chuyển nhượng trở thànhchủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngàyhợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giốngcây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với giống câytrồng phải được thực hiện dưới hình thức hợpđồng bằng văn bản.
  • Trường hợp quyền đối với giống cây trồngthuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
  • Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạora bằng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quyđịnh của Luật Chuyển giao công nghệ.”

28. Điều 201 đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ

  • Các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước về sở hữu trítuệ đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và phápluật liên quan được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
  • Giám định về sở hữu trí tuệ là việc sử dụng kiếnthức, nghiệp vụ chuyên môn đểđánh giá, kết luận về những vấn đề liênquan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác liên quancó quyền yêu cầu giám định về sở hữu hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giámđịnh về sở hữu hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
  • Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức vàhoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.”

29. Điều 211 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính

1. Các hành vi thuộc một trong cáctrường hợp sau đây bị xử phạt hành chính:

  • Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây hạicho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Hành vi xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ có đối tượng trực tiếp là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệtheo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ;
  • Hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buônbán, hoặc tàng trữ tem, nhãn hoặc các vật khácmang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo.
  • Hành vi xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh đượcthực hiện một cách cố ý;

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyềnsở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt vàthủ tục xử phạt các hành vi đó.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vicạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.”
Luật Sở hữu trí tuệ 200530. Điều 214 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 214. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của luật sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấmdứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong cáchình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ xâm hạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệcòn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hóa xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụngchủ yếu để sản xuất, kinh doanh hànghóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạnhoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyềnsở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phốihoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóaxâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện đượcsử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khaithác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.
4. Chính phủ quy định mứctiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phù hợp với Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính.”
31. Điều 216 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 216. Biện phápkiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đếnsở hữu trí tuệ
1. Các biện pháp kiểm soáthàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sởhữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm dừng làm thủ tục hảiquan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ;
b) Kiểm tra, giám sát để phát hiệnhàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằmthu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệthực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu ápdụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện phápngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
3. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hànghóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữutrí tuệ là biện pháp được tiến hành theođề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thôngtin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháptạm dừng làm thủ tục hải quan.
4. Trong quá trình thực hiện biện pháp quyđịnh tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, nếu phát hiện hàng hóa nhậpkhẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 211 của luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan hảiquan áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật này.
Trường hợp phát hiện hàng xuất khẩu là hàng hóa giảmạo về nhãn hiệu theo quy định tại khoản 3 Điều 213của luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan xử lý hàng hóa đó như đối với hàng nhập khẩu và buộc người xuấtkhẩu khai báo về nguồn gốc hàng hóa để thông báo cho chủ thể quyền.”
32. Điều 218 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 218. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan

1. Khi người yêu cầu tạm dừng làmthủ tục hải quan đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 217 của luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng.
2. Thời hạn tạm dừng làmthủ tục hải quan là mười ngày làm việc, kể từ ngày người yêu cầu tạm dừng làm thủ tụchải quan nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc tạm dừnglàm thủ tục hải quan. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạnnày có thể kéo dài, nhưng không được quá hai mươi ngày làm việc với điềukiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quanphải nộp thêm khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 217 của Luật sở hữu trí tuệ 2005.
3. Khi kết thúc thời hạn quy địnhtại khoản 2 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khôngkhởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý viphạm hành chính đối với người xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng thì cơquan hải quan có trách nhiệm sau đây:

  • Tiếp tục làm thủ tục hảiquan cho lô hàng;
  • Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừnglàm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thựchiện xong nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí quy địnhtại điểm b khoản này.”
  • Buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tụchải quan phải bồi thường cho chủ lô hàng toàn bộ thiệt hại do yêucầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra và phải thanhtoán các chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinhkhác cho cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan theo quyđịnh của pháp luật về hải quan;
  • Buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tụchải quan phải bồi thường cho chủ lô hàng toàn bộ thiệt hại do yêucầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra và phải thanhtoán các chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinhkhác cho cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan theo quyđịnh của pháp luật về hải quan;

33. Bổ sung Điều 220A như sau:

Điều 220A. Giải quyếtkhiếu nại, tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Chính phủ quy định chi tiết vềviệc giải quyết khiếu nại liên quan đếncác thủ tục đăng ký, xác lập, chuyển giao và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với tính chấtđặc thù của các thủ tục đó.”
34. Điều 220 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 220. Điều khoản chuyển tiếp

  • Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực trước ngày luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục bảo hộ theo quy định của Luật này.
  • Mọi quyền và nghĩa vụ theo văn bằng bảo hộ được cấp theo quy định của pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực và các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ căn cứ huỷ bỏ hiệu lực các văn bằng bảo hộ thì chỉ áp dụng quy định phápluật có hiệu lực áp dụng đối với việc xét cấp văn bằng bảo hộ đó.
  • Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuấtxứ hàng hóa, thiết kế bố trí, giống cây trồng đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếptục xử lý theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.
  • Kể từ ngày Luật này cóhiệu lực, chỉ dẫn địa lý, kể cả chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Nghị định quy định tại khoản 4 Điều này chỉ được bảo hộ sau khi đã được đăng ký theo quy định của Luật này.
  • Bí mật kinh doanh và tên thương mại đã tồn tại và được bảo hộ theo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảohộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp tiếp tục được bảo hộ theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.

Điều 2.
Thay cụm từ “Bộ Văn hóa -Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại khoản 2, 3, 5 Điều 11, điểm a khoản 2 Điều 50, khoản 4 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11.
Điều 3.
Luật sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lựcthi hành từ ngày tháng năm .
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top