Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề pháp lý mà đội ngũ nhân sự nội bộ không thể xử lý, do đây là những vấn đề mới hoặc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu.
Hoặc đơn giản là vì doanh nghiệp chưa có phòng pháp chế. Để giải quyết những vướng mắc này một cách hiệu quả, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên. Vậy tư vấn pháp lý thường xuyên là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tư vấn pháp lý thường xuyên là gì?
Tư vấn pháp lý thường xuyên là gì? Tư vấn pháp lý thường xuyên được hiểu là hình thức luật sư hoặc công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý liên tục cho khách hàng là doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với luật sư bất cứ lúc nào thông qua các kênh liên lạc đã được thống nhất, để yêu cầu tư vấn hoặc phối hợp xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể.
Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những vướng mắc pháp lý mà còn đảm bảo tính chính xác, góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.
2. Lý do nên lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên
Trong quá trình kinh doanh, Quý Khách hàng khó có thể dự đoán toàn bộ các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
Những rủi ro này có thể xuất hiện ở mọi khía cạnh hoạt động, từ quản trị nội bộ đến mở rộng thị trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ra mâu thuẫn, tranh chấp, thiệt hại hoặc phải đối mặt với các biện pháp chế tài. Các tình huống pháp lý thường gặp bao gồm:
- Rủi ro pháp lý với khách hàng và đối tác: Phát sinh tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Rủi ro pháp lý liên quan đến người lao động: Không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội hoặc phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp với nhân viên.
- Rủi ro nội bộ doanh nghiệp: Các quy định trong điều lệ, quy chế quản lý nội bộ hoặc quy trình làm việc chưa rõ ràng, thiếu tính pháp lý, gây tranh chấp giữa cổ đông, thành viên, hoặc cán bộ quản lý.
- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: Áp lực cạnh tranh trên thị trường dẫn đến các tranh chấp về thương hiệu, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hoặc khiếu nại liên quan đến đấu thầu.
- Rủi ro từ cơ quan quản lý nhà nước: Không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, môi trường, thuế, lao động, tài chính kế toán, bảo hiểm xã hội hoặc các vấn đề hình sự khác.
Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng, rủi ro pháp lý có thể khiến doanh nghiệp phải đối mặt với những hậu quả bất lợi như chế tài hành chính, trách nhiệm hình sự, các khoản phạt vi phạm, nghĩa vụ bồi thường và tổn thất về uy tín, thương hiệu. Những điều này sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, việc chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro pháp lý là một yêu cầu thiết yếu. Điều này không chỉ đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật mà còn bảo vệ tối đa quyền lợi, nâng cao hiệu quả quản trị và giúp các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh đạt được kết quả tối ưu. Đồng thời, việc cập nhật thường xuyên các thay đổi pháp lý cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
3. Các hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên
- Tư vấn từ xa: thông qua email, điện thoại hoặc văn bản.
- Tư vấn trực tiếp: Luật sư và chuyên gia pháp lý có thể đến địa điểm do doanh nghiệp yêu cầu để thực hiện tư vấn, với số buổi làm việc được giới hạn theo thỏa thuận.
Phạm vi dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên là gì?
- Hỗ trợ và tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc tổ chức, quản trị và vận hành nội bộ doanh nghiệp.
- Cung cấp ý kiến pháp lý sơ bộ và giải pháp cho các vấn đề thuộc phạm vi quản lý và điều hành nội bộ doanh nghiệp.
- Đưa ra lời khuyên pháp lý về các vấn đề lao động, quản lý nhân sự và quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động.
- Tư vấn các thỏa thuận, hợp đồng cũng như các tài liệu pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại và sản xuất của doanh nghiệp.
- Cung cấp giải pháp pháp lý cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong quá trình hoạt động hàng ngày.
- Cập nhật kịp thời các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến quản trị doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và các lĩnh vực doanh nghiệp quan tâm.
Thông qua dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên, chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả sẽ ưu đãi hơn nhiều so với việc duy trì một đội ngũ pháp chế riêng biệt.
Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, công ty Luật Global Vietnam Lawyers (GV Lawyers), công ty luật hàng đầu tại Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp Quý Khách hàng đạt được kết quả kinh doanh tối ưu và hài lòng nhất.
Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ đến GV Lawyers qua các thông tin dưới đây:
HCM – Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
Hotline: +842836223555
Email: info@gvlawyers.com.vn
Hà Nội – Chi nhánh
Địa chỉ: 10C1, Tầng 10, Tòa nhà CDC, 25 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: +84 (24) 3208 3555
Email: info@gvlawyers.com.vn
Đà Nẵng – Chi nhánh
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam
Hotline: +84 (28) 3622 3555
Email: info@gvlawyers.com.vn