cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Tính thuế giá trị gia tăng – Mọi trường hợp đều tính được

Bạn muốn tính thuế giá trị gia tăng? Cách tính thuế VAT trực tiếp, cách tính theo phương pháp khấu trừ, cách tính thuế đầu vào đầu ra, cách tính thuế theo hàng xuất nhập khẩu, tính thuế GTGT tiền điện tiền nước. Những hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu nhất đều được công ty luật GVLAWYERS trong bài viết “Tính thuế giá trị gia tăng – Mọi trường hợp đều tính được

Những quy định về cách tính thuế giá trị gia tăng cho mọi trường hợp

Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính dựa trên giá tính thuế và và mức thuế suất

Giá tính thuế giá trị gia tăng:

Giá tính thuế được quy định theo Luật giá trị gia tăng như sau:

  1. Ðối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng tại Việt Nam, giá chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng; trường hợp hợp đồng không xác định cụ thể số thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá dịch vụ phải thanh toán trả cho phía nước ngoài.
  2. Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
  3. Ðối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị…không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê là giá cho thuê chưa có thuế.
  4. Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp tính theo giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó bán trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả gốp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
  5. Ðối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho các đối tượng khác là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.
  6. Ðối với hoạt động gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
  7. Ðối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, giá cước vận tải, vé xổ số kiến thiết…ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng. Giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Các khoản phụ thu cơ sở kinh doanh thu theo chế độ của Nhà nước không tính vào doanh thu của cơ sở kinh doanh thì thuế giá trị gia tăng không tính đối với các khoản phụ thu này.
  8. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế giá trị gia tăng tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước bao gồm cả chi phí dưới hình thức khác như cho thuê nhà có thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
  9. Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và tiến độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.
  10. Ðối với hoạt động xây dựng, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng không phân biệt có bao thầu hay không có bao thầu vật tư, nguyên liệu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện.
  11. Ðối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho (1+(%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ).
  12. Ðối với hoạt động xây dựng một công trình, hạng mục công trình có nhiều đơn vị tham gia xây dựng, theo hình thức ký hợp đồng trực tiếp với chủ công trình hoặc nhận thầu lại thông qua nhà thầu chính thì từng nhà thầu phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị công trình nhận thầu.
  13. Ðối với hoạt động vận tải, bốc xếp thì giá tính thuế giá trị gia tăng là cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế giá trị gia tăng.
  14. Ðối với các hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn nào mà cơ sở thu được từ việc thực hiện các hoạt động này. Hàng hoá do đại lý bán ra vẫn phải tính thuế giá trị gia tăng trên giá bán ra.

XEM THÊM: Tổng hợp những điều cần biết về thuế giá trị gia tăng
1.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Luật thuế gía trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 4 mức thuế suất giá trị gia tăng là: 0 % ,5 % , 10 % và 20 % áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. Mức thuế suất 20 % áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ như vàng, bác, đá qúy, dịch vụ môi giới…
Việt Namđang trong giai đoạn đầu áp dụng Luật thuế VAT nên việc quy định các mức thuế suất áp dụng đối hàng hóa, dịch vụ vẫn chưa phù hợp và Chính phủ vẫn đang từng bước sửa đổi, bổ sung những mức thuế suất cho phù hợp với từng loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Do đó tùy theo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội theo từng giai đoạn cụ thể, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ là khác nhau.

Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng

2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:

2.1. Phương pháp khấu trừ thuế:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ  – thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra  = giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuảhàng hoá, dịch vụ đó.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được tính khấu trừ quy định như sau:

  • Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ.
  • Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng chung cho các tổ chức kinh doanh trừ các đối tượng áp dụng tinh thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
  • Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định thuế phải nộp cuả tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật thuế giá trị gia tăng 
2.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = giá trị gia tăng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế x với thuế suất thuế giá trị gia tăng loại hàng hoá, dịch vụ đó.
Giá trị gia tăng = giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra – giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.

  • Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.
  • Giá thanh toán hàng hoá , dịch vụ mua vào tương ứng hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào mà cơ sở kinh doanh đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định giá trị gia tăng theo quy định trên đây thì giá trị gia tăng được xác định như sau:

  • Ðối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh cuả từng cá nhân để ấn định mức doanh thu tính thuế
  • Giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lê (%) giá trị gia tăng trên doanh thu.
  • Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng do cơ quan thuế ấn định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.
  • Ðối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lệ phần trăm(%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.

Việc xác định giá trị gia tăng đối với một số ngành nghề kinh doanh được quy định như sau:

  • Hoạt động vận tải = chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp  – chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế cũng như những chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng được tính bằng chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh.
  • Xây dựng, xây lắp = chênh lệch giữa tiến thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình – chi phí vật tư, vận tải, dịch vụ, nguyên liệu, chi phí động lực,….
  • Hoạt động kinh doanh ăn uống = chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ,… – doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
  • Hoạt động kinh doanh khác = chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh – doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn và giải đáp thắc mắc về luật thuế
Doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào quy định trên đây bao gồm các khoản thuế và chi phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc hàng hoá nhập khẩu.
Doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với những trường hợp sau:

  • Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
  • Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

cách tính thuế giá trị gia tăngQuy định về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

3.1 Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

  • Thuế đầu vào hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế đầu vào hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.

Cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.

  • Trường hợp không hạch toán riêng thì  thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổ số doanh số bán ra.
  • Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến cuả người sản xuất mà không có hoá đơn giá trị gia tăng thì được tính khấu trừ thuế đầu vào theo một tỷ lệ (%) tính trên gía trị hàng hoá mua vào như sau:
  • Riêng thuế đầu vào cuả tài sản cố định được khấu trừ lớn thì thực hiện khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế.
  • Thuế đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ xác định số thuế phải nộp của tháng đó.
  1. Tỷ lệ thuế suất 5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc các loại cây lấy nhựa, lấy dầu, lấy mủ, chè, ngô, bắp tươi, khoai, sắn,….. Bao gồm cả những sản phẩm chăn nuôi là gia súc, gia cầm, thủy sản.
  2. Tỷ lệ thuế suất 3% đối với các loại sản phẩm là nông sản, lâm sản không quy định trong nhóm được khấu trừ 5% trên đây.

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ
3.2 Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ quy định trên đây là:

  • Ðối với hàng hoá nhập khẩu là tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu.
  • Ðối với hàng hoá, dịch vụ mua vào là tiền thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá dịch vụ.
  • Ðối với hàng hoá là nông sản, thuỷ sản, lâm sản chưa qua chế biến được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên giá trị hàng hoá mua vào, chính là giá trị thực tế mua vào được kê vào bản kê hàng hoá mua vào do cơ quan thuế hướng dẫn.
  • Ðối với hàng hoá, dịch vụ mua vào có tính đặc thù được dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì được căn cứ vào chứng từ đó để tính số thuế đầu vào được khấu trừ.

4. Công thức tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đó là:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = [Thuế nhập khẩu + Giá tính thuế + Thuế TTĐB (nếu có)] x Thuế suất thuế GTGT (%)

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu = Giá tính thuế x Số lượng x  Thuế suất thuế nhập khẩu

Giá tính thuế

Giá tính thuế có thể là giá CIF hoặc FOB.

  1. FOB (Free on Board hay Freight on Board): Chưa lên tàu thì trách nhiệm thuộc người bán, đã lên tàu thì trách nhiệm thuộc về người mua.
  2. CIF (Cost: Tiền hàng + Insurance: Bảo hiểm + Freight: Cước phí tàu).
  • Trường hợp 1: Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + Chi phí bảo hiểm (nếu có): Giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F) + phí bảo hiểm (I) => Người mua phải trả thêm chi phí vận tải và bảo hiểm.
  • Trường hợp 2: Giá tính thuế = Giá CIF: Giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F) + phí bảo hiểm (I) => Người mua không phải trả thêm chi phí khác.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB)

Thuế thiêu thụ đặt biện nhập khẩu = Thuế suất thuế TTĐB x Giá tính thuế TTĐB

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

XEM THÊM: Tư vấn luật

Những trường hợp không được áp dụng thuế suất 0%

Các trường hợp không được áp dụng thuế suất 0% trong hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

  • Tái bảo hiểm ra nước ngoài.
  • Dịch vụ tài chính phái sinh.
  • Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng hay đầu tư chứng khoán ra nước ngoài.
  • Chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
  • Tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến, chế tác thành sản phẩm khác.
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông ra nước ngoài
  • Xăng dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu vực phi thuế quan mua tại nội địa.
  • Xe ô tô bán cho các tổ chức và cá nhân trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho các cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu vực phi thuế quan

thue vat

Tóm lại vấn đề “Tính thuế giá trị gia tăng – Mọi trường hợp đều tính được”

Trên đây là tổng hợp tất cả những những cách tính thuế giá trị gia tăng có thể dùng cho tất cả mọi trường hợp. Hi vọng bạn có thể tìm thấy câu trả lời hợp lý nhất.

Thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên GVLAWYERS

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top