Tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân hết sức quan tâm. Bởi vì, quyền sở hữu trí tuệ bây giờ không còn là một khái niệm xa lạ nhưng vẫn còn nhiều người vẫn mông lung về đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, cũng như cung cấp thông tin về tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
I. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
1. Sở hữu 1 tài sản vô hình
Sở hữu một tài sản vô hình: Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là một tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình. Tromg đó tài sản vô hình được hiểu là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người hay uy tín kinh doanh của những chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ, được biểu hiện dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau nhưng có trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi với nhau.
Ví dụ: tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật; cuộc biểu diễn…
2. Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng
Khi một sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra, bản thân sản phẩm đó chưa định hình được giá trị mà cần phải qua sử dụng, ứng dụng vào thực tế để xem xét được sản phẩm sáng tạo đem lại lợi ích gì cho cộng đồng và xã hội. Từ đó mới định hình được giá trị thực sự mà sản phẩm đem lại để có định hướng phát triển và bảo hộ phù hợp.
Ví dụ: Đối với những sáng chế, phải biết được các sáng chế đó có điểm mạnh gì cho thị trường, nhằm thu hút được nguồn lợi gì để cho các nhà đầu tư rót tiền quảng bá sáng chế. Tiếp đó xúc tiến thực hiện những quyền chuyển giao hay chuyển quyền sử dụng để đưa sản phẩm sáng tạo đó đến mọi người một cách rộng rãi.
3. Bảo hộ có chọn lọc
Không phải tài sản vô hình nào cũng được bảo hộ mà buộc phải có sự sáng tạo của người tạo ra sản phẩm đó. Theo đó tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi và bổ sung 2009; cũng có quy định về các trường hợp không nằm trong diện bảo hộ: tin tức thời sự đưa tin thuần tuý; Văn bản hành chính; Quy trình, hệ thống, khái niệm, nguyên lý, phương pháp hoạt động, số liệu.
II. Mang tính lãnh thổ và có thời hạn
Tính lãnh thổ
Có giới hạn nhất định. Chỉ được bảo hộ trong một phạm vi một quốc gia. Trừ trường hợp khi có tham gia Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên.
Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia B thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của bạn đối với tài sản đó. Tuy bảo hộ một cách tuyệt đối nhưng quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác. Trừ khi các quốc gia B ( hay C) này cùng tham gia vào một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với A.
Thời gian
Pháp luật có đặt ra thời hạn để bảo hộ. Trong thời gian bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời hạn bảo hộ này (gồm có cả thời hạn gia hạn nếu có). Tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại và có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất cứ sự cho phép nào của chủ sở hữu.
Ví dụ: Căn cứ vào Điều 27 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 của Việt Nam quy định:
Quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời gian bảo hộ như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm. Kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. Kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau:
Ví dụ, chiếc đầu đĩa CD. Việc bảo hộ độc quyền sáng chế được thực hiện đối với các bộ phận kỹ thuật của chiếc đầu đĩa. Kiểu dáng của nó cũng được bảo hộ bởi những quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Tên của chiếc đầu đĩa sẽ được bảo hộ về nhãn hiệu.
Các ngoại lệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Thứ nhất, ở một số nước (chủ yếu là các nước có hệ thống pháp luật dựa trên “thông luật”, như Ôxtrâylia, Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hoa Kỳ), nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng. Nghĩa là, khi nhãn hiệu đã được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ một nước có liên quan, nó sẽ nhận được sự bảo hộ ở một mức độ nhất định ngay cả khi chưa có đăng ký.
Tuy nhiên, ngay ở các nước mà nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng thì nhìn chung tốt hơn hết bạn hãy đăng ký nhãn hiệu vì điều này sẽ mang lại sự bảo hộ mạnh hơn, đồng thời làm cho việc thực thi được dễ dàng và ít phiền toái hơn một cách đáng kể.
Thứ hai, đối với quyền tác giả và quyền liên quan, thì cũng không cần đăng ký ở nước ngoài để nhận được sự bảo hộ. Đối với quyền tác giả, tác phẩm văn học hoặc là nghệ thuật (nhóm tác phẩm kể cả phần mềm máy tính) được bảo hộ tự động ngay sau khi tác phẩm được tạo ra, hoặc ở một số nước, ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất bất kỳ.
Liên quan đến việc bảo hộ ở nước ngoài, một tác phẩm được công dân hay cư dân của một nước là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tạo ra sẽ được bảo hộ tự động ở tất cả những nước thành viên khác của Công ước Berne hay WTO.
XEM THÊM: Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ và cách đăng ký
Như vậy, tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ có một giới hạn nhất định. Hy vọng, với những thông tin GV Lawyers chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về nội dung này.