Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài

Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài quy định thế nào?

Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào? Với những quy định của pháp luật quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể sáng tạo, thúc đẩy sáng tạo. Đồng thời khai thác hiệu quả những sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực này. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ quyền tác giả trong các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật các quốc gia với những thỏa thuận quốc tế về vấn đề này. Đặc biệt vấn đề quyền tác giả trong tư pháp quốc tế, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là một trong các quyền sở hữu bao gồm  quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu tác giả  có yếu tố nước ngoài liên quan tới:

  • Các tác phẩm văn học khoa học, nghệ thuật.
  • Việc trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát, truyền thanh, phát và truyền hình;
  • Các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực sáng tạo của con người và các phát minh khoa học;
  • Các kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, các thương hiệu và
  • Các chỉ dẫn thương mại và bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh
  • Mọi quyền khác là kết quả từ hoạt động trí tuệ trong những lĩnh vực công nghệ, văn học, khoa học, nghệ thuật.

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài

Một quốc gia muốn phát triển không chỉ dựa vào nguồn lực bên trong. Mà vai trò của nguồn lực bên ngoài, tức là chất xám của nước ngoài cũng rất quan trọng. Nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam góp phần thu hút sự đóng góp chất xám của người nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam, đối với tác giả là công dân Việt Nam có công trình, tác phẩm chưa công bố ở trong nước được sử dụng lần đầu tiên dưới bất cứ hình thức nào ở nước ngoài cũng đều hưởng quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó. Việc công bố tác phẩm của công dân Việt Nam ở nước ngoài cần phải được cơ quan quản lý nhà nước xuất bản có thẩm quyền cho phép và cần phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại điều 774 Bộ luật dân sự 2015 quyền tác giả có yếu tố nước ngoài: “ Quyền tác giả của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài đối với các tác phẩm lần đầu tiên được công bố phổ biến tại Việt Nam, Ngoài ra, được sáng tạo và thể hiện dưới các hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nướcthành viên.
Vịêc bảo hộ quyền tác giả của tổ chức và cá nhân Việt Nam, cá nhân, tổ chức  nước ngoài trong thời gian ba mươi ngày. Kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầ ở nước khác cũng được bảo hộ tại Việt Nam (Điều 13 Luật sở hữu trí tụê hiện hành).
XEM THÊM: Vai trò và ý nghĩa của việc phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài được pháp luật có những quy định riêng để bảo hộ quyền tác giả cho người nước ngoài, khi có những đóng góp tại Việt Nam. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về phần nội dung này.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top