Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Vai trò và ý nghĩa của việc phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với không chỉ chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng, chủ thể sản xuất, kinh doanh, mà còn liên quan đến vấn đề phát triển của quốc gia. Vậy ý nghĩa và vai trò bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Dưới đây là các ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về nội dung này.

Vai trò và ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khuyên khích tạo động lực cho sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của nhiều cá nhân vào hoạt động cải tiến kĩ thuật, nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

Sở hữu trí tuệ là kết quả của một quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, tiền bạc, công sức của cá nhân, tổ chức. Hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn đạt được những lợi ích nhất định trong việc nghiên cứu. Bằng việc bảo hộ tài sản trí tuệ, nhà nước khuyến khích và hỗ trợ những tổ chức, cá nhân sáng tạo nhiều hơn. Bởi bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đảm bảo quyền ( quyền nhân thân và quyền tài sản) của các chủ sở hữu đối với sản phẩm mà mình sáng tạo ra.

Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng góp phần giảm thiểu tổn thất cho các nhà sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy họ phát triển sản xuất và kinh doanh hợp pháp.

Đối với người tiêu dùng

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ  giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các dịch vụ, hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã hạn chế được các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, tạo ra hàng nhái hay hàng kém chất lượng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

Đối với quốc gia

Sở hữu trí tuệ được khẳng định là “một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, cho nên việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ, nhận được đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự luân chuyển mạnh mẽ và liên tục của các tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình giữa các quốc gia, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ bắt buộc và là điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và với những quốc gia muốn trở thành thành viên của Tổ chức này. Nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, đã coi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một điều kiện không thể thiếu để thiết lập mối quan hệ thương mại, việc thực hiện không đầy đủ về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể tạo ra sự căng thẳng về thương mại’’.

Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu.

Ý nghĩa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bất kể doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì chắc chắn rằng doanh nghiệp đó đang tạo ra và sử dụng rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, việc xem xét một cách có hệ thống những biện pháp cần thiết liên quan đến bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này. Nếu doanh nghiệp đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, bạn cần phải xem xét việc mua chúng hoặc có thể nhận được quyền sử dụng các quyền đó thông qua ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hay còn được gọi là hợp đồng li-xăng) để tránh tranh chấp hoặc kiện tụng tốn kém sau này.

Hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có tên thương mại hoặc có sở hữu một hoặc nhiều nhãn hiệu và nên cân nhắc đến việc bảo hộ những đối tượng này. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có  thông tin kinh doanh bí mật có giá trị.

Ví dụ: Đó có thể là danh sách khách hàng, chiến lược bán hàng mà doanh nghiệp muốn bảo mật. Nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo ra những kiểu dáng có tính sáng tạo nguyên gốc. Nhiều doanh nghiệp cũng soạn thảo hoặc là công bố những tài liệu quảng cáo, ấn phẩm hoặc bán lẻ các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Một số doanh nghiệp khác có thể có được những sáng tạo hoặc cải tiến về kỹ thuật đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Với những trường hợp nêu trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xem xét cách thức tốt nhất để có thể sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm phục vụ cho mục đích lợi ích của mình. Cần nhớ rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh, xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ việc phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị, thu hút nguồn vốn tài chính đến xuất khẩu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Thông qua các hợp đồng li-xăng hoặc là nhượng quyền kinh doanh (hay còn gọi là “franchising”).

XEM THÊM: Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ và cách đăng ký

Như vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng một vài trò và ý nghĩa đối với chủ thể sở hữu, hoạt động kinh doanh, người tiêu dùng và đối với quốc gia. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đọc đã hiểu hơn về các nội dung này.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top