Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Mối liên hệ về quyền tác giả và quyền liên quan như thế nào?

Bạn đang tìm hiểu về mối liên hệ về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Hai quyền này là hai khái niệm pháp lý độc lập. Tổ chức và cá nhân khi sở hữu những quyền này đều có được các quyền hạn cơ bản mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định. Tuy nhiên, liệu giữa hai quyền này có mối liên hệ với nhau như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.

Quyền tác giả là gì? Quyền liên quan là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và thể hiện tác phẩm dưới dạng hình thức nhất định. Thông qua quá trình lao động sáng tạo hoặc một tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ chức, cá nhân đó được xem là chủ thể của quyền tác giả.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi là quyền liên quan) là quyền của cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, chương trình phát sóng mang chương trình được mã hóa”. Có thể được hiểu, những chủ thể được sở hữu quyền liên quan này khi họ thực hiện một cuộc biểu diễn, hoặc tổ chức một buổi ghi hình, ghi âm, buổi biểu diễn…

Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Để có được quyền liên quan, các chủ thể như: người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình… phải biểu diễn, thể hiện, phát sóng, tổ chức dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. Tức là người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, người phát sóng có vai trò trung gian, truyền đạt, thông tin, nội dung, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng. Đó chính là lý do tại sao quyền trung gian này được gọi tên là: quyền liên quan đến quyền tác giả.

Tóm lại:

Như vậy, mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan được hiểu như sau: một tác phẩm được khi ra đời, được thể hiện dưới hình thức nhất định, được công bố nhưng chưa chắc được cộng đồng đón nhận, tiếp thu hết thông tin, giá trị mà tác phẩm đó mang lại. Thông qua các chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể đi vào lòng người hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn và kỹ xảo của người biểu diễn, cũng như tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình…
Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

“Quyền tác giả”, “quyền liên quan đến quyền tác giả” là hai đối tượng riêng biệt trong quyền sở hữu trí tuệ.
Bảng phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả dưới đây sẽ giúp các bạn thấy được sự khác biệt để tránh nhẫm lẫn giữa hai loại quyền này theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.

TIÊU CHÍ QUYỀN TÁC GIẢ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ
 
Khái niệm
 
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
 
Quyền liên quan đến quyền tác giả (được gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, chương trình phát sóng được mã hóa.
 
Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả đó, trong khi quyền liên quan là quyền được trao cho một nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá, và làm phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng.
Ví dụ: Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần nhạc của nhạc sĩ, cũng như phần ca từ của người viết lời và quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với:
Phần biểu diễn của nhạc công, ca sỹ trình bày bài hát đó;
Bản ghi âm/ghi hình bài hát đó của nhà sản xuất;
Chương trình phát sóng của nhà sản xuất chương trình chứa bài hát đó.
 
Chủ thể
 

  • Người sáng tạo trực tiếp ra tác phẩm (tác giả);
  • Tác giả của tác phẩm phái sinh.
  • Chủ sở hữu của quyền tác giả.
 

  • Diễn viên, nhạc công, vũ công, ca sĩ và những người khác trình bày tác phẩm nghệ thuật, văn học (người biểu diễn).
  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu buổi biểu diễn.
  • Tổ chức và cá nhân định hình lần đầu hình ảnh, âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
  • Tổ chức khởi xướng, thực hiện việc phát sóng (tổ chức phát sóng).
 
Đối tượng
 

  • Tác phẩm nghệ thuật, văn học và khoa học: là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
  • Tác phẩm phái sinh: là tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, chuyển thể, cải biên, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
 

  • Cuộc biểu diễn;
  • Bản ghi âm, ghi hình;
  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa.

-> Đây thực chất được xem là các thức truyền bá tác phẩm đến công chúng.

 
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền
 
Quyền tác giả có phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,  hình thức, cải biên, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa được đăng ký.
 
Quyền liên quan đến quyền tác giả có phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, chương trình phát sóng, mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc là thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.
 
Căn cứ xác lập quyền bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan không cần thực hiện bất kỳ thủ tục chính thức nào. Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ sau khi ra đời mà không cần đăng ký, nộp lưu và nộp phí hay thực hiện bất kỳ một thủ tục hành chính hay chính thức nào khác.Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại thủ tục đăng ký. Việc đăng ký hay không sẽ do những chủ thể của quyền đó lựa chọn. Ý nghĩa của đăng ký đem lại đó là đây sẽ là chứng cứ rõ ràng và thuyết phục khi có tranh chấp xảy ra.
 
Đặc điểm
 

  • Bảo hộ hình thức sáng tạo;
  • Bảo hộ dựa theo cơ chế tự động (không cần phải làm thủ tục đăng ký như các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác);
  • Bảo hộ cần mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,…
 

  • Đây là quyền phái sinh vì: quyền liên quan được dựa trên quyền gốc đó là quyền tác giả (tạo ra dựa trên tác phẩm đã tồn tại trước đó).
  • Bảo hộ mang tính nguyên gốc: tức tự bản thân sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,…
  • Tồn tại song song với quyền tác giả, đảm bảo điều kiện là không gây phương hại đến quyền tác giả.
 
Nội dung quyền
 
Bao gồm 2 quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản:Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc là bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đã được công bố, sử dụng;…
Quyền tài sản : Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,…
 
Chủ yếu là quyền tài sản, duy nhất chỉ có người biểu diễn về quyền nhân thân:Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi có biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, phát sóng, ghi hình, cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của người biểu diễn.
Quyền tài sản, gồm có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi hình và ghi âm; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn,….
 
Thời hạn bảo hộ
 
Dài hơn
Quyền nhân thân: vô thời hạn bảo hộ
Quyền nhân thân về công bố tác phẩm

  • Tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh tác phẩm khuyết danh:

*TH1: Đã công bố => Có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
* TH2: Chưa công bố => Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm và kể từ khi tác phẩm được định hình;

  • Tác phẩm có loại hình còn lại có thời gian bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn được bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
 
Ngắn hơn
Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm được tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
Quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được:

  • Bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo của năm công bố
  • Bảo hộ 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu là bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo của năm chương trình phát sóng được thực hiện.

 
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan ngắn hơn so với quyền tác giả. Quyền tác giả và quyền liên quan sẽ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết hạn chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được xem là thuộc về sở hữu công cộng.

XEM THÊM: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả được hiểu như thế nào cho đúng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về phần nội dung này

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top