Giấy khai sinh là loại giấy tờ tùy thân đầu tiên và bắt buộc cần có của mọi công dân Việt Nam. Bên cạnh đó giấy khai sinh được chia ra làm 2 bản bao gồm giấy khai sinh bản chính và giấy khai sinh bản sao. Trong bài viết này, mời các bạn cùng Luật GV Lawyers tìm hiểu kỹ hơn về giá trị của giấy khai sinh bản sao; thủ túc xin cấp giấy khai sinh bản sao…..nhé!
ìm hiểu về giấy khai sinh bản sao
Theo Khoản 1 và Khoản 6 Điều 2 trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định và giải nghĩa rõ ràng về bản sao giấy sinh như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
- “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”
Như vậy căn cứ từ điều luật trên, giấy khai sinh bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy hoặc bản photo (sao chép) được cấp từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong bản chính giấy khai sinh. Giấy khai sinh bản sao có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có các quy định khác.
Giải đáp các thắc mắc về giấy khai sinh bản sao
Giấy khai sinh bản sao có giá trị tương đương với bản chính không?
Tại Điều 3 trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao giấy khai sinh có giá trị pháp lý như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”
Theo đó, từ quy định trên thì có thể hiểu giấy khai sinh bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Những cá nhân, tổ chức được quyền yêu cầu cấp bản sao giấy khai sinh?
Tại Điều 16 trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì cá nhân tổ chức được yêu cầu cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc bao gồm:
“Điều 16. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.”
Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy khai sinh bản sao
Thẩm quyền và trách nhiệm cấp giấy khai sinh bản sao được quy định tại Điều 4 trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP :
“Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
- Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.”
Hiện nay, cơ quan quản lý hộ tịch gồm có Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký khai sinh ban đầu. Theo đó, tùy thuộc vào thời điểm xin cấp giấy khai sinh bản sao đang do cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết việc xin cấp bản sao cho các bạn.
Xem thêm: Nơi sinh là gì? Cách ghi nơi sinh trong giấy khai sinh theo đúng quy định
Thủ tục xin cấp giấy khai sinh bản sao theo đúng pháp luật
Theo Điều 17 trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thủ tục cấp bản sao từ giấy khai sinh từ sổ gốc thực hiện như sau:
“Điều 17. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc
- Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
- Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
- Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
- Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.”
Những thông tin liên quan khác có thể các bạn quan tâm về giấy khai sinh bản sao
Thời hạn của giấy khai sinh bản sao có công chứng
Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng như trong những văn bản pháp luật liên quan, không có quy định về thời hạn sử dụng của giấy khai sinh bản sao có công chứng. Hoặc cũng có thể xác định rõ, giấy khai sinh bản sao có công chứng chứng sẽ có giá trị vô thời hạn. Khi nào giấy khai sinh gốc hết hiệu lực sử dụng thì b giấy khai sinh bản sao có công chứng mới hết hiệu lực sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận giấy khai sinh bản sao có công chứng sẽ yêu cầu riêng. Về thời hạn công chứng của giấy khai sinh bản sao. Hầu hết, thời gian công chứng là từ 3 – 6 tháng gần nhất. Mục đích của việc này chính là kiểm tra tính chính xác của giấy khai sinh bản sao.
Xem thêm: Cách tính thuế đất ở hàng năm theo quy định pháp luật hiện hành
Phân biệt giấy khai sinh bản sao và bản sao giấy khai sinh có công chứng
Theo Điều 2 trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP có định nghĩa về việc công chứng là gì, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy khai sinh có công chứng dựa vào so sánh sau:
Giấy khai sinh bản sao
Thực chất là giấy khai sinh bản sao được cấp từ sổ gốc. Được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền dựa trên giấy khai sinh bản gốc và thực hiện bản sao với nội dung và hình thức giống y hệt nhau.
Giấy khai sinh bản sao có giá trị pháp lý, sử dụng như bản gốc. Hoặc thay thế cho giấy khai sinh gốc trong mọi trường hợp.
Bản sao giấy khai sinh có công chứng
Thực chất là bản photo (bản sao) giấy khai sinh và được cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực dựa trên bản gốc.
Giá trị pháp lý, giấy khai sinh bản sao có công chứng được sử dụng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về giấy khai sinh bản sao để các bạn tham khảo, mong rằng sẽ hữu ích. Để tham khảo thêm các thông tin, cũng như nhận tư vấn và hỗ trợ về Luật hộ tịch các bạn có thể tìm hiểu và tham khảo ngay tại https://gvlawyers.com.vn nhé!