Tội chiếm đoạt quyền tác giả

Thế nào là chiếm đoạt quyền tác giả? Bị xử lý ra sao

Bạn đang tìm hiểu về chiếm đoạt quyền tác giả là gì? Trên thực tế, có rất nhiều mâu thuẫn và tranh chấp về việc xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan về quyền tác giả nói riêng. Vậy những hành vi nào bị xem là xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan? Pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định như thế nào về hành vi xâm phạm? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Các hành vi sau được xem là xâm phạm quyền tác giả:

  • Mạo danh tác giả.
  • Công bố và phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học,  nghệ thuật.
  • Công bốvà phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  • Sửa chữa và cắt xén hoặc là xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, dẫn đến gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Các trường hợp quy định khác:

  • Sao chép tác phẩm mà không được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho phép. Đối với các tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  • Sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả không cho phép. Hoặc không trả tiền thù lao, nhuận bút, quyền lợi vật chất khác được pháp luật quy định.
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, trưng bày, phân phối hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng và phương tiện kỹ thuật số mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép, cũng được xem là chiếm đoạt quyền tác giả.
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép từ chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý huỷ bỏ hoặc vô hiệu các biện pháp kỹ thuật mà chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện nhằm bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Cố ý thay đổi, xóa thông tin quản lý quyền dưới các hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  • Sản xuất, biến đổi, lắp ráp, phân phối,  xuất khẩu, nhập khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết.
  • Làm và bán tác phẩm mà có chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  • Xuất khẩu, phân phối, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được phép từ chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến quyền tác giả

Các hành vi sau được xem là xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả có quy định như sau:

  • Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi hình, ghi âm, tổ chức phát sóng.
  • Mạo danh nhà sản xuất, người biểu diễn, bản ghi hình, ghi âm và tổ chức phát sóng.
  • Dỡ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được chủ sở hữu quyền liên quan cho phép.
  • Sửa chữa, xuyên tạc, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến uy tín và danh dự của người biểu diễn.
  • Trích ghép, sao chếp đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, bản ghi hình và chương trình phát sóng mà người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, bản ghi hình, tổ chức phát sóng không được phép.
  • Công bố,  phân phối, sản xuất cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, bản ghi hình và chương trình phát sóng mà không được phép người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, bản ghi hình, tổ chức phát sóng.

Các trường hợp quy định khác:

  • Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật mà chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện nhằm bảo vệ quyền liên quan của mình.
  • Phát sóng, nhập khẩu, sản xuất để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn và bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi hình, bản ghi âm khi biết.
  • Sản xuất, lắp ráp, phân phối, nhập khẩu, biến đổi, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết.
  • Cố ý thu hoặc tiếp tục, phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá khi tín hiệu giải mã mà không được sự cho phép của người phân phối hợp pháp.

Chiếm đoạt quyền tác giả

Tội xâm phạm quyền tác giả xử lý như thế nào?

Được quy định tại Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
1.Người nào không được phép chủ thể quyền liên quan, quyền tác giả mà cố ý thực hiện các hành vi sau đây, xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến  300.000.000 đồng. Hoặc gây thiệt hại đến chủ thể quyền tác giả và quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Hoặc hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng đến  500.000.000 đồng, thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

  • Sao chép tác phẩm, bản ghi hình, bản ghi âm
  • Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi hình, bản sao bản ghi âm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 2 lần trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả hay quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa vi phạm có trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn bị phạt chiếm đoạt quyền tác giả từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hành nghề hoặc làm một việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều này, bị phạt như sau:

  • Thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại, thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền liên quan, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Hàng hóa có vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; có nguồn thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
  • Phạm tội thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này, bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Hoặc đình chỉ hoạt động có thời gian từ 06 tháng đến 02 năm;
  • Pháp nhân thương mại còn bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong một số các lĩnh vực nhất định hoặc bị cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

XEM THÊM: Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả theo quy định mới
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng trong  chiếm đoạt quyền tác giả. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về phần nội dung này.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top