Tổng hợp thông tin về một số quy định về Luật Thương mại quốc tế

Tìm hiểu một số quy định về Luật Thương mại quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng phát triển với tốc độ mạnh mẽ đã tạo điều kiện để các hoạt động giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra thường xuyên hơn. Trong số đó, hoạt động thương mại quốc tế là một trong số những biểu hiện rõ rệt nhất. Trong bài viết này, GV Lawyers sẽ tổng hợp và chia sẻ về một số quy định về Luật Thương mại quốc tế để quý khách có thể tham khảo sau đây!

Hiểu rõ về Luật thương mại quốc tế cùng một số ví dụ về các quy định về Luật Thương mại quốc tế quan trọng
Hiểu rõ về Luật thương mại quốc tế cùng một số ví dụ về các quy định về Luật Thương mại quốc tế quan trọng

Tìm hiểu về Luật Thương mại quốc tế

Luật Thương mại quốc tế là tập hợp các quy tắc và quy định được thiết lập để điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Những quy định và luật pháp này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự công bằng và đảm bảo rằng các hoạt động thương mại diễn ra một cách trơn tru và minh bạch. Dưới đây là một số ví dụ về các quy định quan trọng trong thương mại quốc tế:

Các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

WTO là tổ chức quốc tế giám sát và điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia thành viên. WTO xác định các quy tắc về khuyến mãi thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại và đảm bảo sự tuân thủ các quy định thương mại.

Hiệp định tự do thương mại (FTA)

Đây là các thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia để loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản thương mại như thuế quan và hạn chế thương mại. Ví dụ như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay RCEP (Vùng kinh tế hợp tác châu Á-Thái Bình Dương).

UNCITRAL (Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế)

UNCITRAL là tổ chức chuyên về việc phát triển và thúc đẩy việc sửa đổi và hòa giải tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

CISG (Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

Công ước này điều chỉnh việc mua bán hàng hóa giữa các quốc gia. Được sử dụng khi các bên từ các quốc gia khác nhau tham gia vào hợp đồng mua bán.

Công ước Hague

Đây là công ước có nhiệm vụ xác định quy tắc về thẩm quyền tòa án và việc thực thi các quyết định tòa án trong các vụ án thương mại quốc tế.

Công ước New York về Công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài

Công ước này đảm bảo việc thực thi các phán quyết của tòa án và quyết định của trọng tài trên phạm vi quốc tế.

Trên đây là một số ví dụ trong hệ thống các quy định về Luật Thương mại quốc tế. Các quốc gia thường đàm phán và ký kết các thỏa thuận để thúc đẩy thương mại và giải quyết các tranh chấp. Điều này tạo ra một môi trường dựa trên quy tắc thúc đẩy hợp tác thương mại và giữ vững sự ổn định trong hệ thống thương mại quốc tế.

Tổng hợp thông tin về một số quy định về Luật Thương mại quốc tế
Tổng hợp thông tin về một số quy định về Luật Thương mại quốc tế

Các chủ thể trong quy định về Luật Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế diễn ra giữa nhiều chủ thể của các quốc gia khác nhau. Vì thế, quá trình hoạt động Thương mại quốc tế thường sẽ có 03 chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động này bao gồm:

Các Doanh nghiệp

Doanh nghiệp được xem là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Đó có thể là cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ hoạt động với mục tiêu khai thác lợi ích của thương mại quốc tế để thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.

Các Quốc gia

Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với vai trò rất đặc biệt vừa để khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Vừa tham gia thương mại quốc tế để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trong nước một cách hiệu quả.

Các Tổ chức quốc tế

Các tổ chức quốc tế tham gia vào thương mại quốc tế với mục tiêu chung đó là điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế để đảm bảo lợi ích và mục tiêu của các bên tham gia trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể kể đến một số tổ chức tham gia thương mại quốc tế như:

  • Tổ chức Quốc tế: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO);
  • Tổ chức Khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA);
  • Tổ chức Chuyên ngành: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC).
Các chủ thể trong quy định về luật thương mại quốc tế
Các chủ thể trong quy định về luật thương mại quốc tế

Các nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại quốc tế

Gồm các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Nguyên tắc này được hiểu là một nước sẽ dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các nước thứ ba trong tương lai. Đây là một nguyên tắc được thực hiện để nhằm mục đích ngày càng mở rộng tự do hóa thương mại.

Trên thực tế, nguyên tắc này thường được áp dụng kèm theo các điều kiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các bên.

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Nguyên tắc này là một nước sẽ dành cho các sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nội địa.

Nguyên tắc này được áp dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ hay nhà cung cấp của nước ngoài sẽ không bị phân biệt đối xử với trong nước. 

Nguyên tắc mở cửa thị trường (tiếp cận thị trường)

Nguyên tắc này yêu cầu các nước phải cam kết và thực hiện xây dựng, hiện thực hóa lộ trình mở cửa thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.

Nguyên tắc này được thực hiện nhằm hướng đến tự do hóa và mở rộng thương mại quốc tế.

Nội dung điều chỉnh của Luật thương mại quốc tế

Dựa vào những chủ thể tham gia mà quy định về nội dung điều chỉnh bao gồm: 

Luật thương mại quốc tế giữa các quốc gia gồm các nội dung chính sau:

  • Vấn đề bảo vệ môi trường;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia: trong khuôn khổ của WTO và giữa các quốc gia không trong khuôn khổ của WTO.

Luật thương mại quốc tế giữa các thương nhân. Trong đó, bao gồm các nội dung chính sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
  • Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ;
  • Vận tải quốc tế: đường biển, đường bộ, đường sắt…;
  • Bảo hiểm hàng hóa nếu vận tải bằng đường biển quốc tế;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp: khiếu nại, hòa giải, tòa án, trọng tài thương mại.

Trên đây là những thông tin tham khảo quy định về Luật Thương mại quốc tế. Để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến luật thương mại quốc tế chi tiết nhất, quý khách vui lòng liên hệ đến GV Lawyers theo số hotline 028 3622 3555!

Xem thêm: Tìm hiểu về thương mại quốc tế và những nguyên tắc cần biết

5/5 - (1 vote)
Scroll to Top