Bạn đã biết gì về những quy chế đấu thầu mới nhất hiện nay. Hay những thủ tục nào nên biết khi tham gia đấu thầu. Đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng. Cùng GVLAWYERS tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thủ tục, quy chế trong đấu thầu.
Quy chế đấu thầu mới nhất
Nghị định số88/1999/ NĐ – CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ có ban hành một số quy chế đấu thầu mới nhất như sau:
Mục tiêu cơ sở và quy trình thực hiện đấu thầu
- Quy trình đấu thầu gồm: chuẩn bị, tổ chức đấu thầu, xét thầu, thẩm định và phê duyệt. Thực hiện công bố trúng thầu, thỏa thuận hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng.
- Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở từng gói đấu thầu.
- Mục tiêu của đấu thầu nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu. Qua đó, giúp lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiến độ của dự án.
Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Quy chế đấu thầu mới nhất áp dụng cho các cuộc đấu thầu được tiến hành và tổ chức tại Việt Nam.
- Đối tượng áp dụng tham gia đấu thầu:
a) Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn kinh doanh, vốn cổ phần, pháp định.
b) Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
c) Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế được thực hiện theo Điều ước được các bên ký kết (các bên tài trợ và bên Việt Nam). Khi những nội dung trong dự thảo Điều ước khác với Quy chế này. Theo đó, cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết Điều ước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết.
d) Đầu tư mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, vật tư, phương tiện làm việc của cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang. Bộ Tài chính quy định cụ thể phạm vi mua sắm, giá trị mua sắm, trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị mua sắm theo Luật Ngân sách Nhà nước.
Hình thức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu. Bên mời thầu công khai về thời gian, điều kiện dự thầu trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
Đấu thầu hạn chế
Đây là hình thức mà Bên mời thầu mời tối thiểu là 5 nhà thầu có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu phải được người hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng điều kiện sau:
a) Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu hình thức đấu thầu hạn chế.
b) Do một sốlí do cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế hơn.
c) Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu quy chế đầu thầu từ bên mời thầu.
Chỉ định thầu
Đây là hình thức nhà thầu trực tiếp chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:
a) Trường hợp do thiên tai dịch bệnh, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ khả năng để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung chỉ định thầu để được xem xét phê duyệt.
b) Gói thầu có tính chất bí mật quốc gia, nghiên cứu thử nghiệm, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng. Được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Gói thầu do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, kèm với ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan.
Trong báo cáo đề nghị chỉ định gói thầu nêu rõ ba nội dung sau:
- Lý do chỉ định thầu của Bên mời thầu.
- Kinh nghiệm và năng lực về mặt tài chính, kỹ thuật của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu.
- Giá trị và khối lượng đã được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu.
Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trong mỗi gói thầu. Dựa trên yêu cầu của Bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi bằng fax, gửi trực tiếp, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.
Mua sắm trực tiếp
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện. Với điều kiện, chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm khối lượng công việc. Hoặc số lượng hàng hóa mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu.
Điều này phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật để thực hiện gói thầu.
Tự thực hiện
Tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế đấu thầu (ngoài phạm vi quy định tại Điều 63 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng). Hình thức này được áp dụng đối với gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện.
Mua sắm đặc biệt
Hình thức này được áp dụng trong các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Cơ quan quản lý ngành phải xây dựng quy trình thực hiện và đảm bảo các mục tiêu của Quy chế Đấu thầu. Có ý kiến thỏa thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều kiện thực hiện đấu thầu
Tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Kế hoạch và hồ sơ mời thầu đã được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giấy phép đầu tư hoặc văn bản quyết định đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền.
- Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc để chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án. Điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản đồng ý của người hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được duyệt.
Nhà thầu tham gia đấu thầu phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có đủ năng lực về mặt kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. Áp dụng đối với gói thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu.
- Tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là liên doanh hay đơn phương dự thầu.
- Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu.
- Bên mời thầu không được tham dự với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình tổ chức.
Phương thức đấu thầu
Đấu thầu một túi hồ sơ
Theo quy chế đầu thầu mới nhất, đây là phương thức nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được sử dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp.
Đấu thầu hai túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về giá và kỹ thuật trong từng túi hồ sơ riêng. Trong cùng một thời điểm. Hồ sơ đềxuất kỹ thuật sẽ được xem xét đánh giá trước. Các nhà thầu có số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên. Lúc đó, túi hồ sơ đề xuất về giá sẽ được xem xét đánh giá. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho trường hợp sau:
- Gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá có giá từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ và thiết bị toàn bộ. Mang tính chất phức tạp về công nghệ , kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
- Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay.
Quá trình thực hiện phương thức này như sau:
a) Giai đoạn thứ nhất: nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về mặt kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét. Bên mời thầu sẽ thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, để đồng nhất vềyêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhà thầu theo đó mà chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức theo những quy định.
b) Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia ở giai đoạn thứ n hất nộp hồ sơ dự thầu chính thức. Kèm với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật. Bảng đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
Trách nhiệm của Bên mời thầu
Điều 8 của Quy chế. Bên mời thầu có trách nhiệm thực hiện đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt hoặc văn bản chấp thuận của người hoặc cấp có thẩm quyền. Tại điều 20, 22, 33, 45 của Quy chế này. Trình tự tổ chức đấu thầu được quy đinh bao gồm:
- Thủ tục đấu thầu mới nhất
- Thuê tư vấn hoặc thành lập Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. Dựa trên cơ sở chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền.
- Tổng hợp quá trình và kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền.
- Công bố trúng thầu, thỏa thuận hoàn thiện hợp đồng.
- Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng.
XEM THÊM: Chỉ định thầu rút gọn theo quy trình chuẩn
Thủ tục đấu thầu
Điều kiện tham gia đấu thầu
Trong quy chế đấu thầu mới nhất. Nhà đầu tư và nhà thầu là tổ chức hợp pháp đủ các điều kiện sau đây:
- Hoạch toán tài chính độc lập.
- Có đăng ký thành lập do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp. Nơi mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp.
- Không đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
- Đang trong giai đoạn không giải thể.
- Có đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu, đảm bảo việc cạnh tranh công bằng.
- Có tên trong danh sách ngắn đối với các trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn.
- Đang trong thời gian không bị cấm tham dự thầu.
- Đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam. Bắt buộc phải liên doanh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu trong nước. Trừ trường hợp, nhà thầu trong nước không đủ khả năng tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.
Nhà đầu tư và nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ, đủ các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ hoạt động chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian không bị cấm tham dự thầu.
- Đăng ký hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nhà nước.
XEM THÊM: Dịch vụ luật sư tư vấn luật bất động sản
Kết luận
Với những quy chế đấu thầu mới nhất mà chúng tôi đã nêu rõ ở trên. Sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn am hiểu hơn về luật pháp của Việt Nam.
[mkd_separator type=”full-width” color=”#da1e48″ thickness=”2″]
CÔNG TY LUẬT GLOBAL VIETNAM LAWYERS
Hồ Chí Minh| Lầu 8, Tòa nhà Centec Tower, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh| +84 (28) 3622 3555
Hà Nội| Lầu 10A, Tòa Nhà CDC, 25 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội| +84 (24) 3208 3555
Đà Nẵng| Regus Business Center, Lầu 3, Tòa Nhà Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng