Biên bản bàn giao tài sản mới nhất

Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định chuẩn năm 2020

Bạn cần tìm biên bản bàn giao tài sản? Bởi bạn đang cần chuyển giao tài sản cho bên khác nhưng không biết thủ tục như thế nào? Tất cả những thông tin bạn cần biết bao gồm những lưu ý cần tránh khi soạn biên bản đều được công ty luật GVLAWYERS tổng hợp trong bài viết “Mẫu biên bản bàn giao nhận tài sản cố định chuẩn năm 2020” dưới đây.

Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản theo quy định pháp luật

Theo đúng quy định của pháp luật dân sự hiện nay (Bộ luật dân sự năm 2015), việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của cả hai bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản). Ngay cả trong các mối quan hệ gia đình thân thiết như: Bố con, Mẹ con, vợ chồng, hay bạn bè thân thiết… thì việc bàn giao tài sản giữa các bên cũng không được bỏ qua.
Chỉ khi xác lập thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra tòa án bảo vệ được quyền lợi của cả hai bên. Vì vậy, việc soạn các giấy tờ, biên bàn bàn giao tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Chính vì thế mà dẫn đến các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh số lượng thực tế tài sản đã bàn giao.
Biên bản bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc bàn giao nhận tài sản thường không được xác lập bằng văn bản thể hiện rõ các nội dung cũng như mục đích của việc chuyển giao tài sản.

1. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định

Đơn vị:………………. Mẫu số  01- TSCĐ
Bộ phận:…………….
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
                   Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ

Ngày …..tháng …..năm ……
Số:………………….
Nợ: ………………..
Có: ………………..
Căn cứ  Quyết định số: ………………….ngày …….tháng …….năm …….của ………………….
……………………………………………………………………………..về việc bàn giao TSCĐ……….
Ban giao nhận TSCĐ gồm:
1. Ông/Bà …………………………………..chức vụ ………………………… Đại diện bên giao
2. Ông/Bà …………………………………..chức vụ ………………………….Đại diện bên nhận
3. Ông/Bà …………………………………..chức vụ ………………………….Đại diện …………………
Địa điểm giao nhận TSCĐ :………………………………………………………………………………..

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

S
TT
Tên, ký hiệu quy cách  (cấp hạng TSCĐ) Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất (XD) Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Tính nguyên giá tài sản cố định
Công suất (diện tích thiết kế) Giá mua (ZSX) Chi phí vận chuyển Chi phí chạy thử Khác
Nguyên giá TSCĐ Tài liệu kỹ thuật kèm theo
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E
  Cộng          

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

Số
thứ tự
Tên, qui cách dụng cụ,
phụ tùng
Đơn vị tính Số lượng Giá trị
A B C 1 2

 

 Giám đốc
 bên nhận
Kế toán trưởng    bên nhận Người nhận Người giao

XEM THÊM: Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa

mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định

2. Mẫu Biên bản giao nhận tài sản mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

Hôm nay, ngày…/…../….., tại……………………
Chúng tôi gồm:

I. Bên giao:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………

II. Bên nhận:

Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………

III. Nội dung bàn giao

Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:

STT

Tên tài sản

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng

Thành tiền

Chữ ký nhận

Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản.

       Bên giao                         Bên nhận                 Bên làm chứng

Hướng dẫn soạn biên bản tài sản cố định

  • Ghi rõ tên đơn vị, hoặc phải có đóng dấu của đơn vị, nằm ở phía góc trái của biên bản.
  • Ghi rõ thông tin người đại diện, bao gồm: tên, chức vụ.
  • A, B: Cần ghi rõ số thứ tự cũng như tên của tài sản cố định.
  • C, D: Ghi rõ số hiệu và nước sản xuất của tài sản cố định đó.
  • Cột E: Là phần ghi chép những tài liệu kỹ thuật, tại đây có kèm theo  tài sản cố định khi được bàn giao.
  • Quyết định số bao nhiêu trong việc mua tài sản cố định, từ đó mới lập biên bản giao nhận tài sản. Trong dòng quyết định số cần ghi rõ số, ngày, tháng, năm trong việc thu mua.
  • Biên bản cần phải có thời gian rõ ràng: ngày, tháng, năm phải khớp với hóa đơn mua tài sản cố định.
  • 4: Đây là cột dành để ghi giá mua, giá mua tức là giá mua trước thuế chưa có chi phí vận chuyển.
  • 8: Ghi tài sản cố định nguyên giá = Cột 4+5+6+7.
  • 1: Tại đây, bạn cần ghi rõ năm sản xuất.
  • 2: Tại đây, bạn cần ghi năm bắt đầu sử dụng tài sản cố định.
  • 3: Dựa vài giấy chứng  nhận xuất xưởng để ghi công suất tài sản.
  • Bảng kê phụ tùng kèm theo: đây là bảng liệt kê các số liệu phụ tùng và các dụng cụ đồ nghề kèm theo khi bàn giao.

Lưu ý: Khi biên bản bàn giao tài sản cố định được hoàn tất, các thành viên trong ban giao, nhận tài sản cố định sẽ cùng nhau ký vào biên bản.

Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản

Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên cần phải lưu ý những điều sau:

  • Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản bàn giao tài sản;
  • Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
  • Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận;
  • Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng)
  • Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản….

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng

Biên bản giao nhận tài sảnTóm lại vấn đề “Mẫu biên bản bàn giao nhận tài sản cố định chuẩn năm 2020”

Biên bản bàn giao tài sản được cập nhật trực tiếp từ Sở Tư Pháp TP.HCM, áp dụng cho hầu hết các trường hợp cần bàn giao tài sản cá nhân cho đến doanh nghiệp. Cùng với tất cả những lưu ý cần tránh, cách viết biên bản đúng quy định đều đã được cập nhật mới nhất.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top