Đăng ký sở hữu trí tuệ là việc làm rất quan trọng và cần thiết của chủ sở hữu nhằm bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình. Việc đăng ký giúp khách hàng được độc quyền sử dụng sản phẩm đã được đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hôm nay, GV Lawyers là đơn vị uy tín và có kinh nghiệm nhiều năm trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho khách hàng thực hiện công việc đăng ký sở hữu trí tuệ một cách đơn giản nhất.
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ có thể là bài viết, sách, bài hát, tác phẩm, phần mềm, logo, nhãn hiệu, kịch bản, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống vật nuôi, kiểu dáng công nghiệp, cây trồng,…Ứng với mỗi loại hình tài sản trí tuệ có cách đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau, về cơ bản có thể chia ra làm những loại dưới đây:
Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp
- Đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Đăng ký nhãn hiệu, logo, thương hiệu;
- Đăng ký giải pháp hữu ích, sáng chế;
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Đăng ký kiểu dáng sản phẩm.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan
- Đăng ký xác lập về quyền tác giả ở Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam;
- Đăng ký xác lập về quyền liên quan ở Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình; quyền liên quan cuộc biểu diễn; quyền liên quan đến tín hiệu vệ tinh, chương trình phát sóng.
Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục các loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính khác biệt, tính mới, tính ổn định, tính đồng nhất và có tên phù hợp.
Thủ tục Đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào?
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được GV Lawyers tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện qua những bước dưới đây:
Bước 1: Xác định sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng nào trong quyền sở hữu trí tuệ
Việc xác định và phân loại nhóm đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng nhằm việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ
Hiện nay, với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ được 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho chủ đơn đăng ký. Với mỗi đối tượng chúng ta cần phải xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào. Cụ thể:
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp được thực hiện thủ tục hành chính ở Cục Sở hữu trí tuệ;
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền liên quan, quyền tác giả sẽ được thực hiện ở Cục Bản quyền tác giả;
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành việc xác lập quyền tại Cục Trồng trọt.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ được tiến hành do chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho đối tượng sở hữu công nghiệp
- 02 bản tờ khai đăng ký của đối tượng sau: giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý ( theo mẫu của Cục SHTT);
- 05 mẫu nhãn hiệu đính kèm kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng cho đăng ký nhãn hiệu);
- 02 bản mô tả về kiểu dáng công nghiệp kèm bản chụp sản phẩm đăng ký (áp dụng cho đăng ký kiểu dáng công nghiệp);
- 02 bản mô tả về sáng chế kèm hình vẽ (nếu có) và yêu cầu bảo hộ sáng chế (áp dụng cho đăng ký sáng chế);
- 02 bản mô tả về giải pháp hữu ích và yêu cầu bảo hộ (trường hợp có đăng ký giải pháp hữu ích);
- Giấy ủy quyền hoặc là hợp đồng ủy quyền;
- Tài liệu có liên quan (nếu có).
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả
- Đơn đăng ký sở hữu trí tuệ về bản quyền tác giả và quyền liên quan tác giả dựa vào mẫu của Cục bản quyền tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả về sáng tác ra tác phẩm;
- Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu của tác phẩm;
- Hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền cho đơn vị thứ ba nhằm thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
- Quyết định giao việc cho tác giả hoặc văn bản, hợp đồng chứng minh việc đi thuê bên khác trong sáng tạo ra tác phẩm;
- CMND của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Văn bản đồng ý của tác giả nếu tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
- 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc là 02 bản sao, bản định hình đăng ký quyền liên quan.
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
- Tờ khai đăng ký giống cây trồng (theo mẫu của Luật SHTT);
- Ảnh chụp kèm với tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
- Giấy ủy quyền hoặc là hợp đồng ủy quyền trong việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
- Tài liệu khác như các tài liệu chứng minh quyền được chuyển giao; quyền của người nộp đơn; quyền được hưởng ngày ưu tiên…
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký
Địa chỉ nộp đơn đăng ký tại 03 cơ quan đăng ký như sau:
- Cục sở hữu trí tuệ:
386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.
- Cục bản quyền tác giả
Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
- Cục Trồng Trọt
Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội
Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ đến khi nhận được quyết định cuối cùng về việc đăng ký
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển qua những giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian kéo dài phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng, nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng,…
Trong quá trình thẩm định về hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký ra thông báo tiến hành công việc, thông báo dự định từ chối, thông báo thiếu xót,…. Do đó, người nộp đơn cần chú ý để tránh trường hợp đơn bị từ chối đăng ký.
Cuối cùng, sau khi hoàn tất xong quá trình thẩm định đơn đăng ký. Cơ quan đăng ký ra quyết định cuối cùng về vấn đề đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký.
Chi phí Đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Chi phí sẽ gồm có chi phí cho từng đối tượng đăng ký cụ thể, khoản phí này được cơ quan đăng ký quy định (phí này được gọi chung là phí nhà nước). Trong 03 đối tượng của Sở hữu trí tuệ đã nêu trên, lệ phí đăng ký cho đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ là cao nhất so với chi phí của các đối tượng khác.
Như vậy, với những chia sẻ về cách đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định. Hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về phần nội dung này.