Chuyển nhượng cổ phần như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hôm nay công ty luật GV Lawyers xin giả đáp thắc mắc của khách hàng trong việc cách thức chuyển nhượng cổ phần như sau:
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông khác.
Theo quy định thì trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.
- Cổ phần ưu đã biểu quyết không được phép chuyển nhượng;
- Cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh các cách thức chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Cơ sở pháp lý điều chỉnh cách thức chuyển nhượng cổ phần là Luật doanh nghiệp 2014.
Các hình thức chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:
Cổ phần của công ty cổ phân có thể được chuyển nhượng tự do từ cổ đông của công ty cho người khác trong các trường hợp sau:
Chuyển nhượng cổ phần thông qua thừa kế:
Cổ đông là cá nhân mà chết thì cổ phần sẽ được thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật dân sự.
Chuyển nhượng cổ phần thông qua hợp đồng:
Cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phần thông qua hợp đồng thông thường. Khi đó giấy tờ chứng minh sự chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký xác nhận.
Chuyển nhượng cổ phần thông qua sàn chứng khoán:
Cổ động thực hiện chuyển nhượng cổ phần thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Khi đó trình tự và thủ tục hoạt động chuyển nhượng sẽ do Luật chứng khoán quy định.
Chuyển nhượng cổ phần thông qua việc tặng cho:
Cổ đông chuyển nhượng cổ phần nhằm mục đích tặng cho hoặc trả nợ cho người khác. Việc chuyển nhượng cổ phần thực hiện bằng hợp đồng tặng cho.
Một số trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Tuy việc cách thức chuyển nhượng cổ phần khá tự do theo ý muốn của cổ đông nhưng trong một số trường hợp thì cổ phần của công ty cũng bị hạn chế chuyển nhượng, cụ thể là:
- Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại điều lệ của công ty. Khi đó công ty phải ghi rõ việc hạn chế chuyển nhượng trên cổ phiếu tương ứng.
- Một số loại cổ phần ưu đãi đặc biệt không được chuyển nhượng như cổ phần ưu đãi biểu quyết,…
- Cổ phần của cổ đông sáng lập công ty sở hữu chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 03 năm kể từ khi đăng ký kinh doanh. Nếu cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác thì phải có được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông có quyền. Cổ đông sáng lập tham gia góp vốn sau khi đăng ký doanh nghiệp thì không cần áp dụng điều kiện này.
- Việc chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.
Hệ quả pháp lý của việc chuyển nhượng cổ phần
Khi cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần của mình cho người khác thì cổ phiếu cũ của cổ đông bị hủy bỏ, công ty cổ phần phải phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại của cổ đông. Người nhận được cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty chính thức từ ngày được đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Tóm lại việc cách thức chuyển nhượng cổ phầnđược quy định cụ thể theo những điều kiện của pháp luật và điều lệ cụ thể của công ty. Cổ đông phải đáp ứng đủ những điều kiện và thực hiện đúng cách thức mới có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Trên đây là phần tư vấn về vấn đề chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý doanh nghiệp của Luật GV Lawyers – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
Các doanh nghiệp càng phát triển thì việc quản trị doanh nghiệp càng khó khăn. Một trong các thách thức là phải xử lý công việc quản trị để tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuân thủ pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp tránh đươc các rủi ro do bị cơ quan quản lý nhà nước phạt hành chính, tránh các rủi ro bị kiện tụng bởi các khách hàng, đối tác, thành viên góp vốn, người lao động…