Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một trong những việc mà cá nhân, tổ chức đăng ký sở hữu độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, sáng chế. Dưới đây là những chia sẻ mà GV Lawyers muốn gửi đến bạn đọc về nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ các sản phẩm trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp là các văn bằng bảo hộ, tác giả hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Là chế định tại Bộ luật dân sự về việc nhà nước công nhận về quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghiệp bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về những quyền, nghĩa vụ, lợi ích đối với sáng tác của mình trong thời gian bảo hộ.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ:

  • Giải pháp hữu ích: giải pháp kĩ thuật mới so với các trình độ kỹ thuật thế giới, có khả năng áp dụng trong những lĩnh vực xã hội, kinh tế.
  • Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm với màu sắc, đường nét hình khối hoặc sự kết hợp của những yếu tố ấy. Có tính cách mới đối với thế giới và dùng làm mẫu nhằm chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc sản phẩm thủ công nghiệp.
  • Nhãn hiệu hàng hoá: các dấu hiệu dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa cùng loại của các cơ sở kinh doanh, sản xuất khác nhau.
  • Tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên địa phương, nơi sản xuất ra mặt hàng được  lấy đặt tên cho mặt hàng. Thông thường, một số mặt hàng sẽ được gọi theo tên nơi sản xuất,
  • Sáng chế: giải pháp kĩ thuật mới so với các trình độ kĩ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong những lĩnh vực xã hội, kinh tế.

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp  thực hiện như thế nào?

Chủ đơn hoặc là đại diện của chủ đơn nộp đơn đăng ký kèm theo những tài liệu yêu cầu đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại những địa điểm tiếp nhận đơn khác được Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng được gửi qua bưu điện tới địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

Bước 1: Thẩm định hình thức đơn

Đây là việc kiểm tra việc tuân thủ  quy định về hình thức đối với đơn. Từ đó đưa ra các kết luận đơn có được xem là hợp lệ hay không.

Thẩm định hình thức trong thời gian một tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký.

Đơn hợp lệ sẽ được tiếp tục xem xét. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).

Bước 2: Công bố đơn

Các đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố ở Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn cần nộp lệ phí công bố đơn.

Công báo sở hữu công nghiệp, gồm những thông tin:

  • Liên quan đơn hợp lệ về hình thức được ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Chuyển nhượng đơn, số đơn gốc của đơn tách, tách đơn;
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục dịch vụ, hàng hóa kèm theo.

Mọi người đều có thể tiếp cận các thông tin chi tiết về bản chất đối tượng được nêu trong đơn được công bố ở Công báo sở hữu công nghiệp. Hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp những thông tin đó và cần phải nộp phí cung cấp thông tin theo quy định.

Quy-dinh-ve-bao-ho-quyen-so-huu-cong-nghiep

Bước 3: Thẩm định nội dung

Trước khi ra thông báo kết thúc khi thẩm định nội dung, Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm kiểm tra lại kết quả thẩm định nội dung đơn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở kiểm tra những đơn liên quan.

Ra thông báo kết quả thẩm định nội dung:

  • Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu bằng 2/3 thời gian thẩm định lần đầu. Đối với các vụ việc phức tạp thì có thể được kéo dài nhưng không vượt quá thời gian thẩm định lần đầu. Việc thẩm định lại đơn đăng ký chỉ được thực hiện một lần.
  • Thời gian để người nộp đơn bổ sung, sửa đổi đơn không được tính vào những thời hạn. Thời hạn xử lý yêu cầu bổ sung, sửa đổi không được vượt quá 1/3 thời gian thẩm định tương ứng.

Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn: cấp hoặc bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Chậm nhất là vào ngày kết thúc thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký.

Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn đăng ký nộp đầy đủ và đúng hạn những khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký.

Sau khi được Cục cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ thấy sai sót thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa văn bằng bảo hộ theo quy định.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Xem thêm: Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật

Trên đây là một vài chia sẻ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà GV Lawyers muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích và có giá trị với bạn đọc.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top