Tra cứu nhãn hiệu chính là một bước quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật. Từ đó tránh được tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn. Khi tra cứu nhãn hiệu cần thực hiện những bước gì? Tất cả những thông tin bạn đang tìm kiếm đều được công ty luật GV LAWYERS tổng hợp trong bài viết “Tra cứu nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất” dưới đây.
Cách tra cứu nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ theo quy định
Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu tại trang: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
- Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINAMILK (đối với nhãn hiệu chữ).
- Điền hông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu nhãn hiệu bạn muốn đăng ký là nhãn hình).
- Nhập thông tin những nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên của sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
Lưu ý: Kết quả sẽ trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của đơn vị khác hay không. Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác khoảng 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao tại cục sở hữu trí tuệ
Tra cứu nhãn hiệu nâng cao chính là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự hỗ trợ của những chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, bạn sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ để làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, sau đó chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu sẽ đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất chi phí tra cứu.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn và giải đáp thắc mắc về sở hữu trí tuệ
Tầm quan trọng của việc tra cứu nhãn hiệu
1. Đảm bảo nhãn hiệu bạn đăng ký không bị trùng
Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân và doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
2. Tránh mất thời gian và chi phí
Theo thống kê, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu sẽ không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.
Trong những trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp người tra cứu tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ.
3. Kiểm tra tính chính xác khi tra cứu
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp có thể kiểm tra được những thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa, nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
theo quy định pháp luật được quy định tại Điều 72, 73 và Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN:
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ của những chủ thể khác.
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như sau
Thông tư 22/2009/TT-BTC quy định:
- Trong tờ khai kèm theo danh mục hàng hoá, dịch vụ kèm theo được phân loại sản phẩm/ dịch vụ theo bảng Nice 10 sửa đổi bổ sung 2014.
- 2 Tờ khai đăng ký theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục A thông tư 01/2007/TT-BKHCN (mẫu 04-NH).
- 8 Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký đáp ứng theo quy định tại Điều 37.5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Thời gian để công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định tại 14.2.b Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ:
- Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại 15.8.b.(ii) là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Thời hạn cấp văn bằng theo quy định tại Điều 18.2.a Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
“Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn những khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
Trên đây là tất cả những thông tin về cách đăng ký và tra cứu nhãn hiệu mà có thể bạn cần biết. Bao gồm cách đăng ký trực tuyến và thông qua chuyên viên cũng như một số điều kiện về bảo hộ nhãn hiệu. Hi vọng bài viết này GV Lawyers đã cung cấp đầy đủ những thông tin bạn cần biết.