Thuế giá trị gia tăng VAT chính là một trong những loại thuế rất quan trọng của nhà nước. Nó giúp cân bằng ngân sách và có rất nhiều ý nghĩa khác. Tùy vào đối tượng khác nhau mà thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng phương pháp tính khác nhau. Tất cả những thông tin bạn cần biết về loại thuế này đã được công ty luật GVLAWYERS tổng hợp trong bài viết “Thuế giá trị gia tăng là gì? Những thông tin bạn cần biết” dưới đây.
Khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng VAT được một nhà kinh tế học người Pháp tên là Maurice Lauré nghĩ ra vào năm 1954. Khi ông là giám đốc cơ quan thuế của Pháp dưới tên gọi là taxe sur la valeur ajoutée. Loại thuế này được áp dụng nó lần đầu từ ngày 10 tháng 4 năm 1954 đối với các doanh nghiệp lớn, và mở rộng tới tất cả các bộ phận kinh tế. Tại Pháp, nó được xem là nguồn thu quan trọng nhất của ngân khố quốc gia, chiếm tới khoảng 45%.
Tại Việt Nam, Luật thuế giá trị gia tăng được thông qua và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01/01/1999, với quy định:
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ. Phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ.
Ðây là một loại thuế đánh vào các giai đoạn sản xuất và lưu thông sản phẩm hàng hoá cho đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy mà VAT còn gọi là thuế doanh thu và được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ.
Quy định của pháp luật đối với thuế giá trị gia tăng
Ðối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
- Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm trồng rừng), chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thuờng cuả các cá nhân, tổ chức tự sản xuất và bán ra.
- Hoạt động cho vay vốn cuả các tổ chức tín dụng, Ngân hàng, quỹ đầu tư và chuyển nhượng vốn theo quy định cuả pháp luật.
- Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
- Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao mang tính phong trào, quần chúng, tổ chức luyện tập, không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh.
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khỏe cho người và dịch vụ thú y.
- Sản xuất phim các loại.
- Hoạt động phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loại phim, đối với phim vi-đi-ô chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học.
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn ngệ thuật.
- Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Dạy học, dạy nghề bao gồm dạy văn hoá, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác.
- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước thành phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
- In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền, cổ động; in tiền.
- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa các thành thị với các khu công nghiệp lân cận theo giá vé thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được nhà nước cấp hỗ trợ một phần vốn không quá 30% tổng số vốn thực thi cho công trình.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ ở khâu không chịu thuế giá trị gia tăng.
- Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do các nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- Ðiều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của nhà nước, do ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện.
- Hàng hoá miễn thuế ở các cửa hàng bán miễn thuế tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và các cửa khẩu biên giới.
- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do bộ Tài chính cùng Bộ Quốc phòng, Bộ nội vụ xác định cụ thể. Ðối với vũ khí, khí tài được mua, sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách, việc không tính thuế phải được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách.
- Các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại.
- Hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Thu nhập được xác định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ chi phí hợp lý cuả hoạt động kinh doanh đó.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn và giải đáp thắc mắc về thuế
Những đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định
Ðối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định bao gồm những tổ chức, kinh doanh hàng hoá, cá nhân sản xuất, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
3.1 Tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: bao gồm:
- Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp nhà nước,
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Công ty cổ phần.
- Hợp tác xã
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Tổ hợp tác
- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác.
3.2 Những cá nhân sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
Bao gồm những người có hoạt động kinh doanh độc lập, cá nhân, hộ gia đình hợp tác với nhau để cùng sản xuất kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn về luật thuế giá trị gia tăng chuyên nghiệp
Vai trò và ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng
- Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
- Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
- Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
- Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.
- Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
- Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
XEM THÊM: Cách tính thuế giá trị gia tăng đúng quy định nhất
Tóm lại vấn đề “Thuế giá trị gia tăng là gì? Những thông tin bạn cần biết”
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về thuế giá trị gia tăng. Bao gồm những quy định và vai trò của loại thuế này đối với Nhà nước. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.