Mặc dù pháp luật hiện hành không có những quy định về khái niệm lương cơ bản, nhưng đây là cách gọi khá quen thuộc đối với nhiều người. Chúng gồm có những khoản gì? Tất cả những thông tin bạn cần biết đều được Công ty Luật GV LAWYERS chia sẻ trong bài viết “Lương cơ bản là gì? Khác gì với lương tối thiểu vùng?” dưới đây:
Định nghĩa lương cơ bản là gì? Lương cơ bản khác gì so với lương tối thiểu vùng ?
Lương cơ bản: là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.
Lương cơ sở: là mức lương được dùng làm để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp. Tùy vào chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật mà áp dụng cho công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước.
Lương tối thiểu vùng: là mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương.
Như vậy, lương tối thiểu vùng và lương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng.
Cách tính lương cơ bản mới nhất năm 2021
1. Nhóm người lao động là công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước
Lương cơ bản năm 2021 được tính dựa trên mức lương cơ sở cụ thể như sau:
Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
- Mức lương cơ sở của năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết số 128/2020/QH14. Trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng)
- Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, chức vụ.
Hệ số lương cơ bản: Theo quy định của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, hệ số lương cơ bản được chia như sau:
- Hệ số lương cơ bản bậc Trung cấp: 1.86 triệu đồng/tháng
- Hệ số lương cơ bản bậc Cao đẳng: 2.10 triệu đồng/tháng
- Hệ số lương cơ bản bậc Đại học: 2.34 triệu đồng/tháng
Lưu ý: Hệ số lương cơ bản này sẽ được áp dụng với những người lao động mới ra trường. Con số này có thể thay đổi theo từng trình độ chuyên môn và cấp bậc khác nhau.
2. Nhóm người lao động trong doanh nghiệp
Khác với công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa vào mức lương tối thiểu vùng do chính Chính phủ quy định hàng năm.
Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu này. Do vậy, lương cơ bản của người lao động trong những doanh nghiệp sẽ là:
- Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
- Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
- Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng
- Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm không?
Trước đây, doanh nghiệp thường lấy lương cơ bản để làm mức đóng BHXH hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội gồm có phụ cấp lương, mức lương và các khoản bổ sung khác (quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Trong đó, những khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại Điểm a khoản 2, Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Do vậy, những khoản thu nhập của người lao động được tính đóng Bảo hiểm xã hội gồm có:
- Tiền lương;
- Phụ cấp chức danh, chức vụ;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút;
- Phụ cấp có tính chất tương tự;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Như vậy, đối với những người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp thì mức lương cơ bản sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời, lương cơ bản cũng sẽ được thỏa thuận theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và đã ký kết trong hợp đồng lao động kèm theo sau đó. Hy vọng bài chia sẻ nhằm múc địch tham khảo này sẽ mang đến cho bạn đọc một nguồn thông tin hữu ích.