Góp vốn bằng cổ phần

Góp vốn bằng cổ phần, phần góp vốn để thành lập công ty

Bạn đang muốn thành lập công ty, hay đơn giản là tham gia góp vốn bằng cổ phần, chuyển nhượng vốn. Thì bạn cũng nên tìm hiểu những quy định về những quy định của pháp luật hiện hành. Vậy đối với việc góp vốn bằng cổ phần, cần tuân theo những quy định gì của pháp luật. Hãy cùng mình tham khảo qua bài viết “Góp vốn bằng cổ phần, phần góp vốn để thành lập công ty

Góp vốn bằng cổ phần, phần góp vốn để thành lập công ty

Góp vốn bằng cổ phần trong Công ty Cổ Phần

Mặc dù Luật Doanh Nghiệp 2014 chưa quy định về việc điều kiện để cổ đông sử dụng cổ phần của mình để góp vốn vào doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hoạt động này được xem như chuyển nhượng cổ phần, đồng thời tuân theo quy định tại Điều 126 Luật Doanh Nghiệp 2016 như sau:

  • Cổ đông được quyền tự do góp vốn bằng cổ phần của mình để góp vốn thành lập doanh nghiệp khác mà không cần có sự chấp nhận từ Hội đồng cổ đông. Trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 119 Luật Doanh Nghiệp 2014 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
  • Tại khoản 3 Điều 119 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định trong thời hạn 3 năm. Kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp, thì cổ đông sáng lập chỉ được phép sử dụng cổ phần của mình để góp vốn thành lập doanh nghiệp khác nếu được sự chấp thuận của của Đại hội cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định sử dụng cổ phần để góp vốn thành lập doanh nghiệp khác không có quyền biểu quyết về việc này.

Góp vốn là phần vốn góp trong Công ty TNHH

Tương tự, với việc góp vốn bằng cổ phần thì Luật Doanh Nghiệp 2014 chưa có quy định về việc thành viên góp vốn sử dụng phần vốn góp của mình trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp khác. Việc áp dụng theo quy định tại Điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2014. Cụ thể là thành viên góp vốn phải chào bán phần góp vốn của mình cho những thành viên góp vốn khác và nếu những thành viên khác không mua thì mới được chuyển nhượng cho người khác tương đương với cùng một điều kiện. Do đó, để bảo đảm về mặt pháp lý, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp khác bằng vốn góp này cần phải có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên và thành viên sử dụng phần vốn để góp vốn không được biểu quyết.

Quy-dinh-ve-gop-von-bang-co-phan

Thời hạn góp vốn cổ phần, phần góp vốn

Đối với công ty TNHH một Thành viên: Theo quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2014. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Bao gồm cả phần góp vốn bằng cổ phần, hay phần góp vốn vào việc thành lập công ty.
Đối với công ty cổ phần: Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014. Các cổ đông phải thanh toán đủ cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hay hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định tại một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát và đôn đốc thanh toán đủ, đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014. Thành viên phải góp phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết từ trước. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản như đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Luật doanh nghiệp 2014. Vốn  đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự nguyện đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác không phải là góp vốn bằng cổ phần. Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản và số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Tức là chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập.
XEM THÊM: Hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Định giá tài sản

Tài sản góp vốn tron khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí . Hoặc được một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn kể cả góp vốn bằng cổ phần phải được đa số các thành viên hay cổ đông sáng lập chấp nhận. Các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm phần chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm được kết thúc định giá. Khi tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tếcủa nó.

Tóm lại vấn đề

góp vốn bằng cổ phần, hay bất kỳ loại tài sản nào thì cũng nên tuân theo những quy định của pháp luật hiện hành của Việt nam quy định.

4.9/5 - (508 votes)
Scroll to Top