Bạn đang tìm hiểu về đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định mới nhất hiện nay. Quyền tác giả là quyền được pháp luật, xã hội, quần chúng…. công nhận cho cá nhân, tập thể và tổ chức đối với một tác phẩm văn học, phần mềm, khoa học … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm này là sản phẩm trí óc của tác giả, không đơn thuân là sự sao chép từ nguồn đã biết. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về các đối tượng được pháp luật hiện hành bảo hộ về quyền tác giả. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung sau.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
a) Tác phẩm khoa học, văn học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc là các ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây được gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản đồ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học và nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo đúng quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với các tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh thì thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
3. Tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ các tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về những loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi 2019
Những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
1.Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin là thông tin báo chí ngắn hàng ngày, hoặc chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
Tin tức thời sự thuần túy như đã được trình bày ở trên không mang tính sáng tạo và chỉ đơn giản là những bản tin, số liệu sự thật như tai nạn, dịch bệnh, tin tức xã hội hằng ngày mang tình nhất thời… Tuy nhiên bản tin thời sự có kèm bình luận, nhận xét, phân tích thể hiện sự sáng tạo về trí tuệ của tác giả thì vẫn được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và các văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp, bản dịch chính thức của văn bản đó gồm có văn bản từ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và những tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản trên không được bảo hộ quyền tác giả bởi những văn bản này mang tính quyền lực nhà nước mang tính chất phạm vi tác động tới toàn lãnh thổ của một quốc gia. Nên nếu được bảo hộ thì mọi người sử dụng cần phải xin phép chủ sở hữu, điều đó làm mất đi mục đích ban hành các loại văn bản này, nhằm để phổ biến rộng khắp tới tất cả mọi người.
3. Quy trình, hệ thống và phương pháp hoạt động, nguyên lý, số liệu, khái niệm.
Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, nguyên lý, số liệu, khái niệm không thành đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là vì nó không bảo đảm các điều kiện về tính sáng tạo và được thể hiện dưới từng hình thức vật chất nhất định.
XEM THÊM: Thông tin về quyền tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ
Kết Luận: Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các vấn đề có liên quan để hiểu hơn về nội dung này.