Định giá tài sản góp vốn là một trong những công việc hết sức quan trọng. Theo quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn có thể là: đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng hay giá trị quyền sử dụng đất…… có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Vậy việc định giá tài sản góp vốn được thực hiện ra sao? Và ai là người có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết sau để có thể hiểu rõ hơn nội dung định giá tài sản góp vốn vào công ty.
Các trường hợp cần định giá tài sản góp vốn
Cá nhân và tổ chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng những tài sản như: đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, vàng, công nghệ, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam (được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp số 68/2014)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn không cần phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng phải được các thành viên và cổ đông sáng lập hoặc các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn được thể hiện thành đồng Việt Nam.
Như vậy, các tài sản góp vốn không phải đồng Việt Nam như ngoại tệ tự chuyển đổi, vàng cần phải được định giá khi góp vốn.
Chủ thể định giá tài sản góp vốn
Các chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn bao gồm:
- Thành viên và cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí;
- Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp được thành lập theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn cần phải được đa số các thành viên và cổ đông sáng lập chấp thuận.
Định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:
- Chủ sở hữu và Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; Hội đồng quản trị Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và người góp vốn thỏa thuận định giá;
- Tổ chức việc thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn cần phải được người góp vốn, đồng thời doanh nghiệp chấp thuận.
Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn
- Đối với Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh: do những thành viên của công ty định giá tài sản góp vốn.
- Đối với Công ty cổ phần: do những cổ đông sáng lập định giá tài sản góp vốn.
Ngoài ra, các công ty có thể yêu cầu tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp về định giá tài sản góp vốn. Một số tổ chức về thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay: Công ty TNHH kiểm toán, định giá Quốc tế; Công ty cổ phần thẩm định giá Tây Đô, Công ty TNHH kiểm toán và định giá Vạn An – Hà Nội….
Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc có thể do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn thì giá trị tài sản góp vốn cần được đa số các thành viên và cổ đông sáng lập chấp thuận.
Định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, khi có nhu cầu về tăng vốn điều lệ, những thành viên của công ty có thể góp thêm tài sản để tăng vốn và việc định giá tải sản góp vốn do:
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, cũng như người góp vốn thỏa thuận định giá;
- Hoặc một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và các trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn thì giá trị tài sản góp vốn cần được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận;
- Chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, người góp vốn thỏa thuận định giá.
Trách nhiệm về việc định giá tài sản
Trường hợp khi thành lập công ty: tài sản góp vốn cần được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên và cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá, đồng thời giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; cũng như liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Trường hợp trong các quá trình hoạt động: tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm cần góp vốn thì chủ sở hữu, người góp vốn, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng với số chênh lệch giữa giá trị được định giá, giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Trên đây là toàn bộ nội dung tham khảo về định giá tài sản góp vốn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.