Bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm dân sự mà bên gây ra hậu quả phải chịu, bằng cách đền bù tổn thất về tinh thần hoặc vật chất cho người bị hại. Vậy pháp luật quy định cụ thể như thế nào về thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại? Cùng GV Lawyers tìm hiểu chi tiết dưới đây.
I.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ pháp lý của bên gây ra hậu quả phải đền bù cho bên bị hại những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất bao gồm bù đắp các tổn thất thực tế, được tính bằng tiền, gồm có thiệt hại về tài sản, chi phí để ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại, và thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút do hành vi vi phạm của bên gây ra.
Nếu người gây ra thiệt hại gây tổn thương về tinh thần cho người khác bằng cách xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, hoặc uy tín của họ, bên gây hại không chỉ phải ngừng hành vi vi phạm, xin lỗi và cải chính công khai, mà còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.
II.Các trường hợp phải bồi thường thiệt hại
Căn cứ vào Bộ Luật Lao động năm 2019 Điều 129, các trường hợp dưới đây sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại:
- Người lao động làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động.
- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, hoặc tài sản của người sử dụng lao động, hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư vượt quá định mức cho phép.
Tuy nhiên, trong những trường hợp thiệt hại xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, hoặc sự kiện khách quan không thể lường trước được, người lao động không thể khắc phục bằng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải thực hiện bồi thường.
III.Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Theo Điều 72 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng tính từ ngày người lao động có hành vi làm hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động, hoặc tiêu hao vật tư vượt quá định mức cho phép.
Tuy nhiên, không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động trong các trường hợp sau đây:
- Khi người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng, hoặc nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
- Khi người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam.
- Khi người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm, bao gồm:
- Hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
- Hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản hoặc lợi ích của người sử dụng lao động, hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Khi người lao động nữ mang thai, hoặc nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
=> Khi đã hết thời gian quy định đã nêu, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày tính từ ngày hết thời hiệu ban đầu.
IV.Mức bồi thường thiệt hại của người lao động
Theo Điều 129 của Bộ luật Lao động năm 2019, mức bồi thường thiệt hại của người lao động được xác định như sau:
Người lao động khi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Mức bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Lỗi của người lao động.
- Mức độ thiệt hại thực tế.
- Hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất và giá trị thiệt hại không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng được Chính phủ công bố tại nơi làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và sẽ bị khấu trừ một phần hằng tháng từ lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Lao động này.
Đối với trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác, hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động. Nếu có hợp đồng trách nhiệm, bồi thường sẽ được thực hiện theo hợp đồng đó.
Hy vọng những thông tin GV Lawyers vừa chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại.
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc các vấn đề trong lĩnh vực pháp lý lao động, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại GV Lawyers. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ sẵn lòng hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp sự tư vấn chính xác nhất. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn để giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và công bằng nhất.
Xem thêm: Nghị định hướng dẫn luật lao động theo bộ luật lao động 2019