Theo Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được quy định như thế nào? Và thủ tục để gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm những giấy tờ nào? Đây là một trong những thắc mắc mà GVLawyers nhận được từ nhiều khách hàng. Để không làm mất nhiều thời gian, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây:
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ
Tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như sau:
“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm. Tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu đó có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần thêm 10 năm. Và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu chủ sở hữu gia hạn đúng hạn. Trong vòng 6 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực bảo hộ, chủ sỡ hữu nhãn hiệu cần phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Thủ tục gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Theo Thông tư số 01/207/TT-BKHCN quy định về hồ sơ xin gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm các giấy tờ như sau:
- Bản gốc của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
- Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua người đại diện);
- Chứng từ của giấy nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ của quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
- Tờ khai về yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ và làm theo mẫu 02-GHVB được quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
Lệ phí gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Lệ phí gia hạn cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ là 540.000đ.
Lưu ý: Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn hơn thời hạn bảo hộ nhãn hiệu quy định nêu trên nhưng không vượt quá 6 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và cần phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn với mỗi tháng nộp muộn.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật sở hữu trí tuệ
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu được xem là nhãn hiệu nổi tiếng khi đáp ứng đủ các tiêu chí tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Những tiêu chí dưới đây được xem xét khi đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng:
- Thời gian sử dụng liên tục của nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Số lượng của quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng của quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển giao, giá chuyển nhượng quyền sử dụng và giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
- Phạm vi lãnh thổ mà dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu được lưu hành;
- Doanh số từ bán hàng hoá hoặc cung cấp các dịch vụ mang nhãn hiệu. Hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra và số lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Số lượng người tiêu dùng liên quan biết đến nhãn hiệu thông qua việc sử dụng, mua bán hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
Theo đó, khi đáp ứng đủ các tiêu chí nêu trên, một nhãn hiệu sẽ được xem là nhãn hiệu nổi tiếng.
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ tự động bảo hộ mà không cần phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có những tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình đối với các nhãn hiệu và chứng minh nhãn hiệu đáp ứng điều kiện để được xem là nổi tiếng. Thì sẽ được ghi nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng và được bảo hộ ngay.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được những tiêu chí trên thì sẽ không còn được xem là nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó, có thể hiểu, thời hạn bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định thời hạn. Chỉ khi nó không còn được xem là nhãn hiệu nổi tiếng nữa thì sẽ không được bảo hộ như một nhãn hiệu nổi tiếng nữa.
XEM THÊM: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu – Điều cần lưu ý
Trên đây, là những chia sẻ về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những bài viết có liên quan để hiểu thâm túy hơn nội dung này.