Xung đột lợi ích là gì? Khái niệm về xung đột lợi ích có thể nhiều người không hiểu rõ nhưng nó lại được dùng rất phổ biến, tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Để hiểu rõ về xung đột lợi ích là gì? Các trường hợp xung đột lợi ích theo đúng pháp luật Việt Nam. Biện pháp và vai trò của việc kiểm soát xung đột lợi ích? Mời các bạn tham khảo thông tin mà Luật GV Lawyers tổng hợp, chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu xung đột lợi ích là gì?
Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3 trong Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có giải thích về xung đột lợi ích.
Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tổng hợp các trường hợp xung đột lợi ích theo đúng pháp luật Việt Nam
Theo Điều 29 trong Nghị định 59/2019/NĐ-CP có chỉ ra rõ các trường hợp xung đột lợi ích cụ thể như sau:
Điều 29. Các trường hợp xung đột lợi ích
Người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
- Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
Hệ quả của việc xảy ra xung đột lợi ích
Xung đột lợi ích là gì khi thường xuất phát từ các lý do của từng cá nhân. Mọi vị trí trong việc điều hành một tổ chức/cơ quan, doanh nghiệp đều có những lợi ích riêng, nếu đi ngược lại với các lợi ích chung của tổ chức.
Khi cá nhân ở vị trí càng cao đồng nghĩa với việc lợi ích càng lớn. Điều này khiến cho các cá nhân đưa ra các quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cho một nhiệm vụ. Do đó làm suy yếu các mục tiêu chung mà nhiệm vụ đã đặt ra ban đầu.
Xung đột lợi ích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển chung của toàn bộ một tổ chức. Đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các tệ nạn tham nhũng. Xung đột lợi ích có thể làm suy yếu sự tin tưởng, niềm tin của công chúng và nội bộ; làm tổn hại đến danh tiếng của một tổ chức; thiệt hại về thời gian, con người lẫn tài chính hay nghiêm trọng hơn còn gây ra những tổn hại nặng liên quan đến pháp luật.
Một số biện pháp về kiểm soát xung đột lợi ích
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận báo cáo về xung đột lợi ích, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hay đơn vị quyết định hoặc người đại diện hành chính của mình sẽ áp dụng một trong các biện pháp dưới đây để kiểm soát xung đột lợi ích.
Các biện pháp về kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định của Pháp luật, được nêu rõ tại Điều 32, Điều 33 và Điều 34, trong Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 32: Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích.
Điều 33: Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
Điều 34: Đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích
Vai trò nổi bật của việc kiểm soát xung đột lợi ích
Khi đã tìm hiểu rõ về xung đột lợi ích là gì? Những biện pháp về kiểm soát xung đột lợi ích, mời các bạn đi tìm hiểu về vai trò nổi bật của việc kiểm soát xung đột lợi ích.
Xung đột lợi ích trong một công vụ bất kì nào đó nó được coi như là một quả bom nổ chậm theo thời gian. Nó có tác động trực tiếp và lâu dài đến mọi khía cạnh của nhiệm vụ bao gồm văn hóa và truyền thông, hiệu suất. Những người đứng đầu của một nhiệm vụ cần phải có tầm nhìn bao quát, quan sát tốt và đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng, không để những lợi ích cá nhân làm che mờ mắt mà làm tổn hại đến sự phát triển chung của tập thể.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là đội đi tiên phong đầu tiên tạo ra sự thay đổi ngoạn mục và ngăn ngừa xung đột lợi ích. Vai trò của việc kiểm soát xung đột lợi ích là điều vô cùng quan trọng, góp phần lớn tạo dựng nên sự thành công, rút ngắn được thời gian hoàn thành tiến độ cho từng nhiệm vụ, công vụ lớn nhỏ được giao.
Loại bỏ nguy cơ tham nhũng
Những người đứng đầu một tổ chức, hay nhiệm vụ, công vụ nên ban hành một văn bản nêu rõ các hành vi được cho là xung đột lợi ích và hậu quả cụ thể của mỗi cá nhân khi vi phạm. Điều này giúp cho những mọi người có ý thức cũng như hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng khi vi phạm, loại bỏ nguy cơ tham nhũng một cách triệt để từ trong tư tưởng trước khi diễn ra hành động.
Xây dựng và tăng cường liêm chính
Cần thiết lập chính sách về xung đột lợi ích để truyền đạt tới toàn bộ nhân viên và cập nhật liên tục để phản ánh nhanh, chính xác những thay đổi trong vị trí của công ty. Các giám đốc điều hành doanh nghiệp/tổ chức cũng phải xem xét các trường hợp xung đột lợi ích mới. Việc liên tục cập nhật, thực hiện xây dựng và tăng cường liêm chính về xung đột lợi ích sẽ giúp cho toàn bộ nhân viên hiểu rõ mức nghiêm trọng của vấn đề này. Tránh những suy nghĩ tiêu cực và một lòng hướng tới những mục đích phát triển chung của tập thể.
Những vấn đề nghiêm trọng và nhạy cảm có liên quan đến xung đột lợi ích thường không được tiết lộ để bảo vệ danh tiếng và sự uy tín của những người liên quan. Để tránh những tổn thất không đáng có, người đứng đầu nên âm thầm xây dựng nên đội ngũ tin tưởng nhất để nắm bắt các xung đột lợi ích thông qua những kẽ hở nhỏ nhất. Đồng thời duy trì được danh tiếng cùng quy trình quản lý tổn thất do xung đột lợi ích.
Phát huy vai trò của xã hội
Việc kiểm soát về xung đột lợi ích không chỉ là trách nhiệm của riêng những người đứng đầu hay người có thẩm quyền mà cần sự tham gia tích cực và tự nguyện của toàn xã hội. Tận dụng, phát huy tối đa vai trò của xã hội trong kiểm soát xung đột lợi ích giúp tạo dựng nên lòng tin từ người dân cũng như tạo được sự gắn bó đoàn kết của nhà nước với người dân.
Trên đây là những thông tin chia sẻ liên quan về xung đột lợi ích là gì để các bạn tham khảo. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, hãy liên hệ ngay đến Luật GV Lawyers qua thông tin chi tiết được chia sẻ ở phần dưới chân trang website nhé!