Ưu đãi đầu tư

Ưu đãi đầu tư là gì? – Một số thông tin bạn cần biết

Bạn đang tìm kiếm thông tin về ưu đãi đầu tư. Đây là khoản ưu đãi mà Nhà nước dành cho nhà đầu tư trong một số lĩnh vực được pháp luật quy định. Với những mục đích tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát triển. Vậy ưu đãi đầu tư là gì? Đối tượng nào được ưu đãi đầu tư? Hình thức áp dụng ra sao. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau “Ưu đãi đầu tư là gì? – Một số thông tin bạn cần biết

Ưu đãi đầu tư là gì?

Ưu đãi đầu tư là ưu đãi được Nhà nước dành cho nhà đầu tư khi họ đầu tư vào lĩnh vực hay địa bàn được khuyến khích. Với mục đích nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nhà nước có thể áp dụng ưu đãi đầu tư trong chính sách thuế; tín dụng, chính sách sử dụng đất đai và tài nguyên, chính sách xuất khẩu và nhập khẩu, cùng với các ưu đãi khác. Căn cứ vào quy hoạch và định hướng phát triển trong từng thời kì. Chính phủ quy định danh mục ngành và nghề của từng lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, các tiêu chuẩn về trình độ công nghệ và quy mô sử dụng lao động, cùng với quy định các mức ưu đãi đầu tư cụ thể.

Đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

Các dự án đầu tư được áp dụng ưu đãi đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn tại khoản 1 điều 16 Luật đầu tư 2014 hay địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Được quy định tại Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP;
  • Dự án đầu tư vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không tính lao động làm việc không trọn thời gian, lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);
  • Doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp khoa học, công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ.
  • Dự án  được ưu đãi đầu tư khi có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên và thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hay kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư cho dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Dự án đầu tư thuộc ngành và nghề ưu đãi đầu tư tại khoản 1 điều 16 Luật đầu tư 2014. Hoặc ngành và nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo phụ lục 1 nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Ngành nghề được ưu đãi đầu tư

  • Giáo dục, Văn hóa, Xã hội và Thể thao, Y tế.
  • Khoa học, Công nghệ, Điện tử, Cơ khí và Sản xuất vật liệu, Công nghệ thông tin.
  • Nông nghiệp.
  • Công nghệ cao, Công nghệ thông tin và Công nghiệp hỗ trợ.
  • Bảo vệ môi trường và Xây dựng kết cấu hạ tầng.

Quy định về ưu đãi đầu tư

Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư

  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư và linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
  • Miễn, giảm tiền thuê đất và tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất cho các dự án ưu đãi đầu tư.
  • Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với mức thuế suất thông thường. Có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

XEM THÊM: Đầu tư trong nước và ngoài nước

Thủ tục thực hiện

Có 2 trường hợp, bao gồm:
Dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học, công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Ưu đãi đầu tư ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cũng như văn bản quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:

  • Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về đất đai.
  • Đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 Nghị định

Dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư để xác định ưu đãi đầu tư. Đồng thời, thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế và cơ quan tài chính và cơ quan hải quan  ứng với từng loại ưu đãi đầu tư

Trường hợp điều chỉnh ưu đãi đầu tư

  • Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư  cho thời gian ưu đãi còn lại;
  • Dự án đầu tư có thời gian không thảo mãn điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không hưởng được ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư.
  • Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thỏa mãn điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;

Tóm lại vấn đề “Ưu đãi đầu tư”

Việc áp dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với các ngành nghề, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế. Với bài chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về khái niệm ưu đãi đầu tư, đối tượng, nhóm ngành nghề được áp dụng ưu đãi trong đầu tư.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top