Trọng tài kinh tế Việt Nam là gì? Những tranh chấp thương mại có thể giải quyết thông qua trọng tài kinh tế. Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Các trung tâm trọng tài kinh tế Việt Nam nổi bật…..Mời các bạn tham khảo ngay các thông tin mà Luật GV Lawyers chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu rõ về trọng tài kinh tế Việt Nam
Trọng tài kinh tế là Tổ chức xã hội – nghề nghiệp có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp có liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế. Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ được phép thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài kinh tế Việt Nam
Những tranh chấp thương mại có thể giải quyết thông qua trọng tài
Theo Điều 2 trong Luật trọng tài thương mại, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Theo Điều 5 trong Luật trọng tài thương mại, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài gồm:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Khi có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ, Điều 35 Luật trọng tài thương mại 2010).
Theo đó: Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
– Tên và địa chỉ của bị đơn;
– Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
– Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài.
Bước 4: Hòa giải (theo Điều 58 Luật trọng tài thương mại 2010).
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010).
Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp gồm có:
– Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
– Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Trung tâm trọng tài thương mại Luật GV Lawyers
GLOBAL VIETNAM LAWYERS (GV LAWYERS) được biết đến là một công ty Luật, được thành lập bởi một nhóm các luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệm đã tạo dựng và đẩy mạnh sự nghiệp của mình tại các công ty luật hàng đầu Việt Nam, trong đó, gần đây nhất, có công ty luật Phước & Các Cộng Sự (Phuoc & Partners).
Đội ngũ nhân viên pháp lý của GV LAWYERS bao gồm gần 60 Luật Sư Cao Cấp, Luật Sư và Trợ Lý Luật Sư. Số lượng nhân viên phát triển nhanh vì nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng tăng. Các Luật Sư Thành Viên, các Luật Sư Cao Cấp và Luật Sư của GV LAWYERS là những luật sư có nhiều kinh nghiệm, trong khi đó Trợ Lý Luật Sư là các cử nhân tốt nghiệp trường luật, được chứng nhận bởi Bộ Tư Pháp và Hiệp Hội Luật Sư Quốc Gia theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện GV Lawyers hoạt động mạnh mẽ trên khắp cả nước với 03 văn phòng chính được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực trọng tài thương mại, GV Lawyers còn cung cấp đa dạng các hoạt động tư vấn Luật trong các lĩnh vực khác như: Thuế, Lao Động & Việc Làm, Bất Động Sản, Hạ Tầng, Hàng Hải & Vận Tải, Sáp Nhập & Mua Lại, Sở Hữu Trí Tuệ, Thương Mại, Đầu Tư, Tố Tụng Dân Sự, Giáo Dục, Di Dân và vân vân.
GV Lawyers cam kết phục vụ Quý khách hàng trong và ngoài nước với kiến thức chuyên môn sâu rộng về pháp luật Việt Nam, phù hợp với các tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu về sự tận tình, tính chuyên nghiệp, hiệu quả và liêm khiết. Mục tiêu cao nhất của GV Lawyers là phát triển Việt Nam trở thành một nơi sinh lợi an toàn cho khách hàng. Đối với các đối tác hợp tác, GV Lawyers cam kết về sự hợp tác trung thành, bền vững nhằm đạt được mục tiêu chung.
Các trung tâm trọng tài kinh tế Việt Nam nổi bật khác
Hiện tại, tại Việt Nam có các trung tâm trọng tài kinh tế Việt Nam sau:
- Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam
- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam
- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính
- Trung tâm trọng tài Thương mại Đông Dương
- Trung tâm trọng tài thương mại Toàn Cầu
- Trung tâm trọng tài thương mại Nam Việt
- Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn
- Trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam
- Trung tâm trọng tài thương mại Liên Minh
- Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam
- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
- Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu
- Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ
- Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương
Trên đây là những thông tin chia sẻ về trọng tài kinh tế Việt Nam cùng các thông tin liên quan để các bạn tham khảo. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, hãy liên hệ ngay đến Luật GV Lawyers qua thông tin chi tiết được chia sẻ ở phần dưới chân trang website nhé!