Quyết định của trọng tài thương mại là gì? Quyết định của trọng tài thương mại được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào? Bị hủy trong những trường hợp ra sao?….Mời các bạn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài thông tin chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu quyết định của trọng tài thương mại là gì?
Theo Khoản 10 Điều 3 trong Luật Trọng tài thương mại 2010, có chỉ rõ: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.”
Tìm hiểu quyết định của trọng tài thương mại là gì?
Nguyên tắc để đưa ra quyết định của trọng tài thương mại
Theo Điều 60 trong Luật Trọng tài thương mại 2010, nguyên tắc đưa ra phán quyết trọng tài được quy định như sau:
- Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
- Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Những trường hợp được hủy quyết định của trọng tài thương mại
Theo Điều 68 trong Luật Trọng tài thương mại 2010, có quy định rõ về những trường hợp được hủy quyết định của trọng tài thương mại như sau:
- Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
- Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
- Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
- Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Ai là người có quyền yêu cầu hủy quyết định của trọng tài thương mại?
Theo Điều 69 trong Luật Trọng tài thương mại 2010, quyền yêu cầu huỷ quyết định của trọng tài thương mại được quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
- Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Tìm hiểu về đơn yêu cầu hủy quyết định của trọng tài thương mại
Theo Điều 70 trong Luật Trọng tài thương mại 2010, đơn yêu cầu huỷ quyết định của trọng tài thương mại được quy định như sau:
- Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
- Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
- Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Những thông tin liên quan đến trọng tài thương mại có thể các bạn quan tâm
Quyết định của trọng tài thương mại có phải là quyết định cuối cùng không?
Câu trả lời là Có. Theo Khoản 5 Điều 61 – Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài, trong Luật Trọng tài thương mại 2010 có nêu rõ: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.”
Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được các bên thỏa thuận trước với nhau hoặc sau khi xảy ra tranh chấp tùy từng trường hợp. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở dạng 01 điều khoản của hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, nhưng bắt buộc thỏa thuận phải được lập thành văn bản. Các hình thức thỏa thuận dưới đây cũng được xem là xác lập dưới dạng văn bản (theo Điều 16 trong Luật Trọng tài Thương mại 2010:
- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Tuy nhiên đối với các trường hợp dưới đây, thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu theo Điều 18 trong Luật Trọng tài Thương mại 2010:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Thứ nhất, tạo được sự linh hoạt, thuận lợi, chủ động cho các bên khi không phải tham gia qua nhiều cấp xét xử. Các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng và thủ tục tố tụng của trọng tài cũng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Thứ hai, phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao vì các bên được toàn quyền tự lựa chọn trọng tài viên. Việc chỉ định trọng tài viên giúp các bên chọn được trọng tài viên kinh nghiệm, có uy tín, kiến thức sâu rộng về vấn đề tranh chấp.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài không công khai giúp các bên bảo vệ được uy tín của mình và các bí mật kinh doanh.
Thứ tư, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với Tòa án.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về quyết định của trọng tài thương mại cùng các thông tin liên quan để các bạn tham khảo. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, hãy liên hệ ngay đến Luật GV Lawyers qua thông tin chi tiết được chia sẻ ở phần dưới chân trang website nhé!