Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ

Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế

Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện này đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện. Tạo dựng được một hệ thống bảo hộ SHTT hoàn thiện và vững chắc đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn ở bất kỳ quốc gia nào. Đồng thời, đây là một đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về  tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với phát triển doanh nghiệp

Nhãn hiệu được biết như một phần chính tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm. Mặc dù đăng kí quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định cụ thể trong luật. Tuy nhiên tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng vi phạm về hành vi làm hàng giả, hàng nhái. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở giúp các doanh nghiệp có thể bảo vệ và nâng cao thương hiệu hàng hóa mà mình tạo dựng được.
Nhiều nghiên cứu đã nêu rõ tài sản hữu hình của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, giá trị của tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu doanh nghiệp chiếm đến 3/4, cá biệt chiếm đến trên 90% giá trị tài sản doanh nghiệp.
Bằng cách đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp trong nước có lợi thế đi đầu trước các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất và  kinh doanh trong suốt thời hạn bảo hộ. Lợi thế độc quyền một mặt giúp ngăn cản không cho các đối thủ cạnh tranh sử dụng, khai thác đối tượng đăng ký. Mặt khác cho phép doanh nghiệp thu lợi thông qua việc độc chiếm thị trường.
Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình một cách hữu hiệu nhất, trước hết doanh nghiệp cần thực hiện quyền tự bảo vệ bằng cách áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi bị xâm phạm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng biện pháp như:

  • In tem chống giả,
  • Sử dụng bao bì được in công nghệ hiện đại.
  • Sử dụng biện pháp kĩ thuật để đánh dấu, nhận biết, phân biệt sản phẩm để bảo hộ.
  • Đưa những thông tin về quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ lên sản phẩm của mình.
  • Thông báo sản phẩm, dịch vụ đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm.

Tóm lại: Có thể thấy rằng, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, doanh nghiệp nên đi đăng kí bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà mình đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng, nhằm xây dựng và hoàn thiện chiến lược về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Bên cạch đó, doanh nghiệp cũng cần tổ chức hệ thống thông tin dữ liệu, tài liệu về sở hữu trí tuệ để có được những thông tin về  đối thủ cạnh tranh. Đồng thời tránh khỏi việc xâm phạm quyền SHTT của người khác.
Quyền sở hữu trí tuệ

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong cuộc sống

Trong suốt thời gian dài lịch sử từ khi có bắt đầu  hoạt động giao thương, thì tài sản hữu hình luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định. Tuy nhiên, các thập kỷ gần đây cho thấy tổng giá trị của các doanh nghiệp toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu… đã có sự phát triển đảo ngược khi khối tài sản vô hình đang dần dần chiếm vị trí quyết định so với khối tài sản hữu hình truyền thống.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư, đóng vai trò to lớn trong phát triển nền văn minh xã hội loài người như: Phát triển kinh doanh, Phát triển khoa học công nghệ, xuất nhập khẩu, góp vốn bằng quyền SHTT. Điều chỉnh sản phẩm, thương hiệu, kiểu dáng và bao bì thích ứng với thị trường mới, doanh nghiệp nhận li-xăng. Tránh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giả mạo, sao chép của người khác…
Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam nỗ lực phát triển một thương hiệu dành cho người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung họ chỉ sao chép lại hình ảnh của thương hiệu nước ngoài. Nhiều hoa quả hiện đang được bày bán trên thị trường nhưng không có thương hiệu, (tất nhiên không phải tất cả, nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến tới xây dựng cho mình những thương hiệu có giá trị cho sản phẩm của mình….). Cơ hội ở đây là cần xây dựng một thương hiệu cho sản phẩm, đầu tư vào tiếp thị, truyền thông nhằm nâng cao danh tiếng,…
Tóm lại: Việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho những sản phẩm đặc sản nhằm nghiên cứu đánh giá chất lượng và thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng và  xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm. Đồng thời nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm. Sản phẩm sẽ được cơ quan thẩm quyền gắn nhãn hiệu, được bảo hộ và sử dụng trên thực tế nhằm  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm.
XEM THÊM: Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định mới
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ là một trong những điều mà chúng ta không nên bỏ qua. Đây là một trong yếu tố tạo nên giá trị cho hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, tạo nên thương hiệu riêng. Hy vọng bài chia sẻ trên, sẽ là thông tin hữu ích cho bạn đọc để tham khảo.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top