Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hiện nay hiện đang là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy phương pháp này có gì giống và khác với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng Tòa án? Mời Quý khách cùng tham khảo thông tin so sánh giải quyết bằng trọng tài và tòa án được GV Lawyers chia sẻ để thấy được ưu và nhược điểm của từng phương pháp.
Giải nghĩa Trọng tài, Trọng tài thương mại và Tòa án
Trọng tài
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định.
Theo pháp luật và thực tiễn của các nước, trọng tài được thành lập chỉ để giải quyết những tranh chấp dân sự nhất định, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trọng tài thường không được phép giải quyết các tranh chấp về gia đình, hôn nhân, thừa kế và một số loại tranh chấp khác do pháp luật quy định.
Trọng tài thương mại
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 có nêu rõ: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định Luật này.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.
Tòa án
Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử, được tiến hành theo các trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà Nước.
So sánh điểm giống nhau khi giải quyết bằng Trọng tài và Tòa án
Sau đây là thông tin so sánh giải quyết bằng Trọng tài và Tòa án về điểm giống nhau.
Đều là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.
Dẫn chứng cụ thể:
Tại Khoản 1, Điều 30, trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nếu: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tại Khoản 1, Điều 2, trong Luật trọng tài thương mại 2010 có nếu: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Đều dựa trên những nguyên tắc chung
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
Theo Điều 5, trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
- Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Theo Khoản 1, Điều 4, trong Luật trọng tài thương mại 2010 có nếu: Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Đảm bảo sự độc lập của người tài phán.
Điều 12, trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nêu rõ: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.
Khoản 2, Điều 4 trong Luật trọng tài thương mại 2010 có nếu: Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Điều 8, trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nêu rõ: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.
- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
Khoản 3, Điều 4, trong Luật trọng tài thương mại 2010 có nếu: Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
So sánh giải quyết bằng Trọng tài và Tòa án về điểm khác nhau
Về thẩm quyền
Trọng tài thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Tòa án
Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu hết các tranh chấp nói chung tuy nhiên pháp luật quy định khi các bên có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án không có thẩm quyền giải quyết, phải từ chối thụ lý vụ việc để Trọng tài giải quyết theo thỏa thuận của các bên.
Về thủ tục
Trọng tài thương mại
Khi các bên đã có một thỏa thuận trọng tài bao gồm việc chọn trọng tài và quy định về thủ tục tiến hành trọng tài thì sẽ tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
Tòa án
Chế độ xét xử của tòa án là chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) bên cạnh đó còn các chế độ giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Vì vậy để một phán quyết của Tòa án có thể thi hành thường mất rất nhiều thời gian.
Về hiệu lực của phán quyết
Trọng tài thương mại
Phán quyết trọng tài là chung thẩm, tức là phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy theo quy định của pháp luật.
Tòa án
Phán quyết của Tòa án thường có thể qua thủ tục kháng nghị, kháng cáo nên có thể thay đổi.
Bảo đảm thi hành phán quyết (tính ràng buộc của phán quyết)
Trọng tài thương mại
Phán quyết trọng tài khác với phán quyết Tòa án, việc thực hiện quyết định của trọng tài là sự lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, việc trốn tránh thực hiện phán quyết trọng tài có thể làm ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, phán quyết trọng tài cũng có thể được yêu cầu Tòa án công nhận và thực thi.
Tòa án
Phán quyết của Tòa án, một cơ quan quyền lực nhà nước được bảo đảm thi hành bởi các cơ quan thi hành án.
Thời gian và địa điểm
Trọng tài thương mại
- Thời gian nhanh chóng
- Địa điểm do các bên lựa chọn, nếu không có thỏa thuận thì do Trọng tài viên lựa chọn.
Tòa án
Tố tụng tòa án phải trải qua nhiều bước nên thường mất thời gian hơn.
Địa điểm: tại tòa án, xét xử công khai
Trên đây là những thông tin tham khảo về so sánh giải quyết bằng trọng tài và tòa án. Để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, Quý khách hãy liên hệ đến GV Lawyers qua thông tin chi tiết bên dưới website.