Ngày 25/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 147/2017/NĐ-CP (“Nghị Định 147”) về sửa đổi Nghị định 151/2013/NĐ-CP (“Nghị Định 151”) về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Theo đó, đã siết chặt quản lý đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Các trường hợp không được đầu tư vốn nhà nước
Nghị định 147 mở rộng phạm vi của người có liên quan trong quy định về các trường hợp không được đầu tư, bao gồm: đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công ty.
Ngoài ra, SCIC không được phép góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bộ Chính Trị lo ngại hiện tượng “chuyển giá”, đầu tư “chui”, “núp bóng”
Qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, từ đó từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế. Khu vực kinh tế có nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và có nhiều hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, từ đó đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Chính sách ưu đãi còn dàn trải, thiếu nhất quán, không ổn định. Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh tuy được cải thiện, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế; chất lượng cũng như hiệu quả thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài chưa cao.
Hoạt động đầu tư nước ngoài đang ngày càng sôi động, nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đã đầu tư vào nước ta. Quy mô vốn và chất lượng dự án tăng, góp phần tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động. Góp phần nâng cao trình độ, năng lực sản xuất cũng như tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Thu hẹp thẩm quyền quyết định đầu tư
Theo Nghị Định 151, SCIC được chủ động quyết định đầu tư các dự án nhón A, B theo danh mục được Bộ Tài chính phê duyêt hàng năm và các dự án khác. Tuy nhiên, theo quy định sửa đổi tại Nghị Định 147, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật đầu tư; Bộ Tài chính có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô vốn trên 25% vốn chủ sở hữu hoặc trên mức vốn dự án nhón B. SCIC được thực hiện các dự án kể trên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương và chỉ được chủ động quyết định đầu tư với dự án có quy mô vốn đầu tư không quá 25% vốn chủ sở hữu.
Giá khởi điểm khi bán vốn nhà nước
Nghị định 147 xác nhận giá khởi điểm khi bán vốn nhà nước phải bao gồm cả giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp tại thời điểm bán vốn.
Nhằm đảm bảo minh bạch, chính xác trong việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước, Nghị định 147 yêu cầu phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó không chỉ bao gồm giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai (như quy định tại Nghị định 151) mà còn phải xác định cả giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn.
Ấn định rõ ràng thời hạn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước
Theo Nghị Định 151, việc chuyển giao quyền đại diện phải được thực hiện ngay sau khi các doanh nghiệp này hoàn thành cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và không có thời hạn chuyển giao cụ thể.
Với Nghị Định 147, thời hạn này được quy định rõ như sau:
- Là thời hạn ghi trong Quyết định hoặc 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu đối với công ty cổ phần được huyển đổi từ doanh nghiệp độc lập 100% vốn nhà nước;
- 30 ngày làm việc kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành hoặc trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc đối tượng chuyển giao.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/12/2017.