SIAC là gì? SIAC chính là Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, đây là một tổ chức giải quyết tranh chấp trung lập, hiệu quả và đáng tin cậy hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới. Để hiểu một phần nào đó về SIAC, mời Quý khách tham khảo thông tin mà GV Lawyers chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu SIAC là gì?
SIAC là gì? Siac chính là tên viết tắt của Singapore International Arbitration Centre – Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore, đây là một tổ chức giải quyết tranh chấp trung lập, hiệu quả và đáng tin cậy hàng đầu tại Châu Á.
SIAC được thành lập vào năm 1991. Danh sách trọng tài của SIAC gồm có khoảng 216 trọng tài viên, luật sư quốc tế có chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín đến từ các quốc gia khác nhau, trong đó có 01 trọng tài viên có quốc tịch Việt Nam là Luật sư Đặng Xuân Hợp. Từ những năm 2010 trở lại đây, trung bình mỗi năm trung tâm tiếp nhận và giải quyết mới hơn 200 vụ việc, đặc biệt vào năm 2015 trung tâm trọng tài SIAC tiếp nhận 217 vụ.
Tìm hiểu về quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore
Phạm vi áp dụng
1.1 Nếu các bên đã thỏa thuận đưa các vụ tranh chấp ra xét xử trọng tài tại SIAC hoặc xét xử trọng tài theo Quy tắc SIAC, thì các bên xem như đã đồng ý rằng việc tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo bộ Quy tắc này và do SIAC quản lý theo bộ Quy tắc này.
1.2 Bộ Quy tắc này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2016 và sẽ được áp dụng cho việc tố tụng trọng tài được bắt đầu từ ngày đó nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Thông báo và Tính Thời hạn
2.1 Vì các mục đích của bộ Quy tắc này, mọi thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị sẽ được lập thành văn bản. Một thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị như vậy có thể được giao tay, bằng thư bảo đảm hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh, hoặc chuyển dưới hình thức thông tin liên lạc điện tử (kể cả thư điện tử và fax), hoặc được giao bằng các phương tiện thích hợp khác có ghi nhận việc giao.
Một thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị sẽ được xem như đã nhận được nếu được chuyển: (i) trực tiếp cho người nhận hoặc cho đại diện theo ủy quyền của người nhận; (ii) tới nơi ở thường trú, địa điểm kinh doanh hoặc địa chỉ được chỉ định của người nhận; (iii) tới địa chỉ được các bên thỏa thuận; (iv) theo thông lệ của các bên trong các giao dịch trước đó; hoặc (v) nếu, sau khi đã nỗ lực một cách hợp lý, không thể tìm thấy các địa chỉ trên, thì tại nơi cư trú hoặc địa điểm kinh doanh cuối cùng được biết của người nhận.
2.2 Một thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị sẽ được xem như đã nhận được vào ngày giao theo Quy tắc 2.1.
2.3 Vì mục đích tính thời hạn theo bộ Quy tắc này, thời hạn đó sẽ được tính từ ngày tiếp theo ngày được xem là đã nhận được thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị. Nếu Tổng Thư ký hoặc Hội đồng Trọng tài không có quyết định khác, một thời hạn theo bộ Quy tắc này sẽ được tính theo Thời gian Tiêu chuẩn Singapore (GMT+8).
2.4 Những ngày không phải là ngày làm việc tại nơi nhận sẽ được tính vào thời hạn theo bộ Quy tắc này. Nếu ngày cuối cùng của một thời hạn theo bộ Quy tắc này không phải là ngày làm việc tại nơi nhận theo Quy tắc 2.1, thì thời hạn được kéo dài cho tới ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.
2.5 Các bên sẽ nộp cho Tổng Thư ký một bản sao thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị về thủ tục tố tụng trọng tài.
2.6 Trừ khi được quy định tại bộ Quy tắc này, Tổng Thư ký có thể kéo dài hoặc rút ngắn các thời hạn được quy định trong bộ Quy tắc này tại bất kỳ một thời điểm nào.
Thủ tục nhanh gọn
Trước khi thành lập Hội đồng Trọng tài, một bên có thể nộp lên Tổng Thư ký một bản đề nghị tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài theo Thủ tục Khẩn trương theo bộ Quy tắc này, với điều kiện một trong các tiêu chí sau được thỏa mãn:
5 Quy tắc SIAC (Tái bản lần thứ 6, ngày 1 tháng 8 năm 2016)
- số tiền tranh chấp không vượt quá số tiền tương đương 6.000.000 đô la Singapore, là tổng số tiền khiếu nại, khiếu nại ngược lại và biện hộ bù trừ;
- các bên thỏa thuận như vậy; hoặc
- trong trường hợp cấp bách ngoại lệ.
Đồng thời với việc nộp lên Tổng Thư ký một bản đề nghị tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài theo Thủ tục Khẩn trương, Bên đề nghị tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài theo Thủ tục Khẩn trương theo Quy tắc 5.1 này gửi bản sao của đề nghị đó cho bên còn lại và thông báo cho Tổng Thư ký về việc đã gửi như vậy, nêu cụ thể phương thức gửi được sử dụng và ngày gửi.
Khi một bên đã nộp bản đề nghị lên Tổng Thư ký theo Quy tắc 5.1, và khi Chánh Tòa quyết định sau khi xem xét ý kiến của các bên, và đã xét đến các tình tiết của vụ tranh chấp, rằng thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục Khẩn trương, thì thủ tục sau sẽ được áp dụng:
- Tổng Thư ký có thể rút ngắn các thời hạn theo bộ Quy tắc này;
- Vụ tranh chấp sẽ được chuyển cho trọng tài viên duy nhất, trừ khi Chánh Tòa có quyết định khác;
- Tổng Thư ký có thể bàn bạc với các bên để quyết định vụ tranh chấp sẽ được quyết định chỉ trên cơ sở chứng cứ hồ sơ, hay cần một phiên họp giải quyết vụ tranh chấp để kiểm tra người làm chứng và người làm chứng là chuyên gia cũng như để lập luận bằng lời nói;
Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra trong vòng sáu tháng kể từ ngày thành lập Hội đồng Trọng tài trừ khi, trong trường hợp ngoại lệ, Tổng Thư ký kéo dài thời gian để đưa ra Phán quyết cuối cùng đó; và
Hội đồng Trọng tài có thể nêu các lý do làm căn cứ cho Phán quyết cuối cùng theo mẫu tóm tắt, trừ khi các bên thỏa thuận không đưa ra lý do.
Bằng việc đồng ý tố tụng trọng tài theo bộ Quy tắc này, các bên nhất trí rằng, nếu các thủ tục tố tụng trọng tài được tiến hành theo Thủ tục Khẩn trương theo Quy tắc 5 này, thì các quy tắc và thủ tục nêu tại Quy tắc 5.2 sẽ áp dụng kể cả trong các trường hợp thỏa thuận trọng tài quy định các điều khoản trái ngược.
Ngay khi một bên nộp lên Hội đồng Trọng tài bản đề nghị tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài, và sau khi Hội đồng Trọng tài đã cho các bên cơ hội họp giải quyết vụ tranh chấp, bằng việc xét đến bất kỳ thông tin nào khác có thể được cung cấp sau đó, và với sự bàn bạc cùng Tổng Thư ký, Hội đồng Trọng tài có thể yêu cầu sẽ không tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài theo Thủ tục Khẩn trương nữa.
Trường hợp Hội đồng Trọng tài quyết định việc áp dụng theo Quy tắc 5.4 này, thì việc tố tụng trọng tài sẽ tiếp tục được tiến hành bởi chính Hội đồng Trọng tài đã được thành lập để tiến hành tố tụng trọng tài theo Thủ tục Khẩn trương.
Tiêu chuẩn Trọng tài viên
Một Trọng tài viên được chỉ định trong một vụ tố tụng trọng tài theo bộ Quy tắc này, dù được các bên đề cử hay không, sẽ và luôn luôn độc lập và không thiên vị.
Khi chỉ định một trọng tài viên theo bộ Quy tắc này, Chánh Tòa sẽ quan tâm thích đáng tới tiêu chuẩn cần thiết của trọng tài viên được yêu cầu theo thỏa thuận của các bên và tới việc xem xét có liên quan tới tính không thiên vị và độc lập của trọng tài viên đó.
Chánh Tòa cũng sẽ xem xét việc trọng tài viên có đủ thời gian quyết định vụ tranh chấp một cách nhanh chóng và có hiệu quả phù hợp với tính chất tố tụng trọng tài hay không.
Một trọng tài viên được đề cử sẽ công bố cho các bên và Tổng Thư ký bất kỳ sự việc nào có thể khiến người khác nghi ngờ chính đáng về sự không thiên vị hoặc tính độc lập của mình trong thời gian sớm nhất có thể và trong mọi trường hợp đều phải trước khi trọng tài viên đó được chỉ định.
Một trọng tài viên sẽ lập tức công bố cho các bên, các trọng tài viên khác và Tổng Thư ký về bất kỳ tình tiết nào có thể khiến người khác nghi ngờ chính đáng về sự không thiên vị hoặc tính độc lập của mình có thể sẽ được công bố hoặc phát sinh trong quá trình tố tụng trọng tài.
Bất kỳ bên nào hay bất kỳ người nào thay mặt một bên sẽ không có bất kỳ trao đổi liên lạc riêng nào từ một phía liên quan tới vụ tranh chấp, với bất kỳ trọng tài viên nào hoặc với bất kỳ ứng viên cho việc chỉ định làm trọng tài viên do một bên đề cử, ngoại trừ để thông báo cho ứng viên về tính chất chung của bất đồng và của thủ tục tố tụng dự kiến.
Để thảo luận về tiêu chuẩn, khả năng tham gia hoặc tính độc lập của ứng viên liên quan tới các bên; hoặc để thảo luận về sự phù hợp của các ứng viên cho việc lựa chọn làm trọng tài viên chủ tọa trong trường hợp các trọng tài viên được các bên hoặc một bên đề cử phải tham gia vào việc lựa chọn đó.
Bất kỳ bên nào hay bất kỳ người nào thay mặt một bên sẽ không có bất kỳ liên lạc riêng nào từ một phía liên quan tới vụ tranh chấp với bất kỳ ứng viên nào cho vị trí trọng tài viên chủ tọa.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về SIAC cùng một số thông tin liên quan để Quý khách tham khảo. Quý khách có thể tìm hiểu thêm các mục trong quy tắc SIAC như thông báo trọng tài; trả lời thông báo trọng tài; hợp đồng; hợp nhất; số lượng và việc chỉ định Trọng tài viên; trọng tài viên duy nhất; ba trọng tài viên; chỉ định (các) Trọng tài viên của nhiều bên;….Để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, các bạn hãy liên hệ đến GV Lawyers – công ty luật nổi tiếng, uy tín hàng đầu qua thông tin bên dưới website nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu antitrust law là gì? GV Lawyers