Quyền tác giả phát sinh

Quyền tác giả phát sinh khi nào? Hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh khi nào? Có rất nhiều tác giả hay nhầm lẫn về thời điểm phát sinh quyền tác giả là khi thực hiện đăng ký bản quyền. Nhưng thực tế theo Luật Sở hữu trí tuệ không phải như vậy. Công ty Luật GV Lawyers sẽ phân tích và chia sẻ một số quy định pháp lý liên quan về quyền tác giả:

Quyền tác giả phát sinh khi nào?

Quyền tác giả phát sinh đối với tác phẩm tại thời điểm tác phẩm sáng tạo thể hiện ở dưới hình thức vật chất nhất định và không có phân biệt tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, chưa đăng ký bảo hộ hoặc đã đăng ký bảo hộ.

Chủ sở hữu tác phẩm được quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình ở cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước nhằm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác giả không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm tại Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp. Trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (được quy định tại điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009).

Bên cạnh đó, Quyền liên quan phát sinh kể từ khi bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn, tín hiệu vệ tinh, chương trình phát sóng mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc là thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Những hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền tác giả:

  • Mạo danh tác giả;
  • Phân phối, công bố tác phẩm mà không được phép của tác giả;
  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với nghệ thuật, khoa học, tác phẩm văn học;
  • Phân phối, công bố tác phẩm có đồng tác giả mà không được sự cho phép của đồng tác giả đó;
  • Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm ở bất kỳ hình thức nào gây phương hại tới uy tín, danh dự của tác giả;
  • Sao chép tác phẩm mà không tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không cho phép. Trừ trường hợp được quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25  Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.

Xem chi tiết: Hành vi xâm phậm quyền tác giả và quyền liên quan

Những hành vi nào bị coi là xâm phạm các quyền liên quan?

Những hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền liên quan:

  • Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  • Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  • Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  • Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
  • Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  • Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
  • Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.

Trên đây là những chia sẻ về quyền tác giả phát sinh mà GV Lawyers muốn chia sẻ đến bạn đọc.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top