Quyền nhân thân là gì

Quyền nhân thân là gì? Quy định pháp luật về quyền nhân thân

Bạn đang tìm hiểu về quyền nhân thân theo quy định của pháp luật. Quyền nhân thân là một quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân như quyền xác định lại giới tính,  quyền xác định dân tộc, chuyển đổi giới tính, quyền ly hôn, quyền kết hôn, quyền nhận nuôi con nuôi… Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về quyền nhân thân, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Quyền nhân thân là gì?

Theo Wikipedia: Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền nhận dạng cá nhân, Quyền cá nhân gồm có một số quyền được quy định nhằm bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó gồm có quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, diện mạo, hình ảnh hoặc những đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân.

Các quyền nhân thân

Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm:

  • Quyền có họ, tên
  • Quyền thay đổi họ
  • Quyền thay đổi tên
  • Quyền xác định, xác định lại dân tộc
  • Quyền được khai sinh, khai tử
  • Quyền đối với quốc tịch
  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
  • Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
  • Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
  • Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
  • Quyền xác định lại giới tính
  • Chuyển đổi giới tính
  • Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
  • Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Đặc điểm quyền nhân thân

Với bản chất là một bộ phận quyền nhân thân, quyền dân sự có đầy đủ những đặc điểm của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra, nó còn mang một vài đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản

Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân mang giá trị tinh thần. Do đó, quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật chất và không quy đổi được thành tiền. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là các đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác. Pháp luật có quy định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Mỗi một chủ thể có các giá trị nhân thân khác nhau nhưng được pháp luật bảo vệ như nhau khi bị xâm phạm.

Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không chuyển dịch

Mỗi chủ thể đều mang một giá trị nhân thân đặc trưng. Do đó, quyền nhân thân sẽ luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Mặc dù vậy, quyền nhân thân không bị phụ thuộc và chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào, ví dụ như: độ tuổi, tôn giáo, trình độ, giới tính, địa vị xã hội,….
Quyền nhân thân không được chuyển dịch cho người khác. Nghĩa là, quyền nhân thân của mỗi cá nhân do chính cá nhân đó hoặc trong vài trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong những giao dịch mua bán, trao đổi, cho, tặng… Trên thực tế xuất hiện nhiều hợp đồng liên quan về quyền nhân thân
Ví dụ:  một người mẫu ký hợp đồng quảng cáo với công ty quảng cáo về việc công ty đó được phép sử dụng bức ảnh của mình để quảng cáo. Như vậy, quyền nhân thân đối với hình ảnh người mẫu trong trường hợp này có được xem là đối tượng chuyển dịch? Thực chất, đối tượng chuyển dịch ở trường hợp này chính là người mẫu đã được chụp mà không phải quyền nhân thân đối với hình ảnh của người mẫu.
XEM THÊM: Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả theo quy định mới
Như vậy, với những chia sẻ trên, bạn đọc đã hơn về khái niệm quyền nhân thân là gì? Cùng với các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền nhân thân. Mong rằng, những nội dung mà chúng tôi chia sẻ ở trên, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về pháp luật.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top