Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng là các quy tắc và hướng dẫn nhằm kiểm soát, giám sát chi phí trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng. Những quy định này đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, minh bạch, từ giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế đến thi công và hoàn thiện công trình. Đồng thời, chúng giúp ngăn chặn tình trạng lãng phí, đội giá, và đảm bảo hiệu quả tài chính cho các chủ đầu tư, cũng như phù hợp với pháp luật và các tiêu chuẩn xây dựng.
Quy định về quản lý chi phi đầu tư xây dựng
Vào ngày 14 tháng 8 năm 2019, Chính Phủ ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP (Nghị định 68) quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, Nghị định 68 quy định các khoản chi phí xác định tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các khoản chi phí như sau:
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, trên mặt nước; các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có).
- Chi phí xây dựng: gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục của dự án; khu phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình không thuộc phạm vi phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Chi phí thiết bị: gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình, công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế, phí.
- Chi phí quản lý dự án: gồm các chi phí để quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và kết thúc để đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế; chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình.
- Chi phí dự phòng: gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
- Chi phí khác: gồm các chi phí cần thiết như rà phá bom mìn, vật nổ; bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; các khoản phí, lệ phí thẩm định; kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt vốn đầu tư.
Trong trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng thì:
- Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư được thực hiện cùng với việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và phải tổ chức điều chỉnh khi phát sinh chi phí vượt tổng mức đầu tư.
- Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong chi phí dự phòng trượt giá của tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh và trình người có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp làm tăng chi phí của dự án, dự án chậm tiến độ gây thất thoát, lãng phí do quyết định thực hiện dự án khi kế hoạch vốn không phù hợp với kế hoạch thực hiện dự án thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nghị định 68 có hiệu lực hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 và thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.
Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng là yếu tố then chốt để đảm bảo quá trình triển khai các dự án xây dựng diễn ra minh bạch, hiệu quả và đúng pháp luật. Nắm rõ và tuân thủ các quy định này giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Trên đây là các thông tin tham khảo, để được hỗ trợ chi tiết hơn về pháp lý liên quan đến lĩnh vực xây dựng, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi GV Lawyers, đơn vị tư vấn luật uy tín với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến các giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện