Giấy chứng nhận đầu tư được hiểu như thế nào? Những quy định cụ thể về mẫu văn bản này ra sao? Quy trình thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tất cả những thông tin bạn cần biết đều sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết “Quy định về Giấy chứng nhận đầu tư – Thông tin bạn cần biết” dưới đây.
Định nghĩa giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư được định nghĩa đơn giản là mẫu văn bản, bản điện tử ghi nhận lại những thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Trong Bộ Luật Đầu tư cũng có định nghĩa cơ bản về mẫu văn bản này. Nhưng theo quy định đã được cập nhật mới, giấy chứng nhận đầu tư sẽ được thay bằng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được cấp trong trường hợp nào ?
Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.
Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
- Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
- Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Lưu ý: Những nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và đối tác Việt Nam tham gia thực hiện những hoạt động đầu tư và một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau:
1. Với những dự án đầu tư nằm trong diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật thì trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc tính từ ngày được nhận quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
2. Những dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định thì nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục theo quy định sau đây:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;
- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ;
- Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.
Mục đích của việc xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này sẽ giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng. Đồng thời được áp dụng cho tất cả những nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Những cá nhân, tổ chức muốn xin giấy chứng nhận cần đến sở kế hoạch và đầu tư để xin cấp.
Những hồ sơ cần chuẩn bị khi xin giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ dự án đầu tư để xin giấy chứng nhận đầu tư gồm:
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, quy mô đầu tư, địa điểm, thời hạn, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; tình trạng sử dụng của máy móc, thông số kỹ thuật chính, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
Hồ sơ của dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
- Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có);
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
- Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.
Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
- Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.
Những điểm khác nhau giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Tiêu chí |
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | Giấy chứng nhận đầu tư |
Mục đích |
Đây là loại giấy tờ khai sinh ra doanh nghiệp, nhằm giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng trong việc quản lý doanh nghiệp. |
Đây là giấy phép hoạt động được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và quy mô lớn cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. |
Đối tượng được cấp |
Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014. |
|
Cơ quan cấp |
Cơ quan đăng ký kinh doanh – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính |
|
Nội dung |
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm những nội dung sau đây:
|
Giấy chứng nhận đầu tư gồm các nội dung sau đây:
|
Trên đây là những thông tintham khảo về giấy chứng nhận đầu tư. Tất cả đều được cập nhật theo những nội dung mới nhất trong Bộ Luật Đầu tư. Hi vọng bài viết đã cung cấp những điều cần thiết mà bạn đang tìm kiếm.