Trong quá trình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần có thể xảy ra rất nhiều tình huống mà cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn chuyển nhượng cổ phần của mình. Vì vậy, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuân thủ các quy tắc, cần có các quy định về chuyển nhượng cổ phần công ty. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn chi tiết về các quy định, thủ tục của việc chuyển nhượng cổ phần.
Quy định vềchuyển nhượng cổ phần công ty
Công ty luật GV Lawyers – 028 3622 3555 tư vấn hỗ trợ khách hàng về quy định chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.
Những trường hợp cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần
Trường hợp 1: Theo Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau: Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật doanh nghiệp 2020. Cổ đông cũng không thể chuyển nhượng cổ phần nếu Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần và nó cần được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Trường hợp 2: Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện bằng giao dịch bên thị trường chứng khoán hoặc bằng hợp đồng giao dịch.
Với trường hợp giao dịch ở thị trường chứng khoán thì thủ tục, quy trình chuyển nhượng sẽ thực hiện theo luật chứng khoán
Với trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải có chữ ký của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Trường hợp 3: Nếu cổ đông qua đời thì cổ phần sẽ được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Từ đó người thừa kế sẽ trở thành cổ đông hợp pháp của công ty.
Trường hợp 4: Nếu cổ đông qua đời và không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì cổ phần của cổ đông đó sẽ được giải quyết theo Luật Dân sự.
Trường hợp 5: Nếu cổ đông nợ cá nhân hoặc tổ chức khác thì có thể sử dụng chính cổ phần của mình để trả nợ. Và cá nhân, tổ chức được trả nợ bằng cổ phần sẽ lập tức trở thành cổ đông mới của công ty.
Trường hợp 6: Các cá nhân, tổ chức được trao tặng, trả nợ, thừa kế cổ phần chỉ có thể trở thành cổ đông công ty khi các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật doanh nghiệp 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
Trường hợp 7: Khi có sự thay đổi cổ đông,theo quy định tại Điều lệ công ty, công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu
Những trường hợp cổ đông công ty không được chuyển nhượng cổ phần
Tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 03 năm, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng tập sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác. Cổ phần này chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Với trường hợp này, nếu cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
Xem thêm: Tìm hiểu về trọng tài viên trong Luật trọng tài thương mại
Trình tự và thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty
Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần, bạn cần có 01 bộ hồ sơ và thực hiện theo 03 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuyển nhượng cổ phần bao gồm:
- Giấy thông báo thay đổi thông tin đăng ký của doanh nghiệp
- Giấy thông báo việc lập sổ đăng ký cổ đông sở hữu cổ phần
- Biên bản họp hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng
- Giấy quyết định hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần
- Danh sách các cổ đông sở hữu cổ phần sau khi chuyển nhượng cổ phần
- Bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng của cổ đông sáng lập mới.
- Với tổ chức nhận chuyển nhượng cần có thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh kèm giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, biên bản thanh lý cổ phần hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
Bước 2: Nộp bộ hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó chờ lấy kết quả
Khi nộp hồ sơ chuyển nhượng đầy đủ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chỉ sau 03 ngày.
Bước 3: Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Khi đã nhận được Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp mới, công ty phải làm thủ tục thông báo sự thay đổi này và cần công bố thông tin lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Việc này rất quan trọng, nếu công ty không thực hiện có thể bị phạt hành chính và phải khắc phục hậu quả. Thông thường, Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP mức phạt thông báo chậm là 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.
GV Lawyers nhận tư vấn các quy định về chuyển nhượng cổ phần công ty
Nếu Quý khách đang đối diện với các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng cổ phần, cần sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết, hãy liên hệ đến GV Lawyers.
GV Lawyers tự hào sở hữu một đội ngũ chuyên viên và luật sư có kiến thức sâu rộng, đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách các giải pháp và hướng dẫn chi tiết liên quan đến quy trình chuyển nhượng cổ phần một cách chuyên nghiệp và tỉ mỉ.
GV Lawyers cam kết giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy định và thủ tục cho khách hàng một cách tận tình và hiệu quả. Đồng thời, GV Lawyers luôn cố gắng đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.
Đặc biệt, khi khách hàng ủy quyền cho GV Lawyers, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng thực hiện toàn bộ quy trình, từ soạn thảo hồ sơ, nộp và kiểm tra kết quả. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.
Đến với GV Lawyers, khách hàng sẽ được hỗ trợ và đảm bảo tuân thủ đúng quy định về chuyển nhượng cổ phần và các thủ tục kinh doanh khác. Vì vậy, đừng ngần ngại liên hệ với GV Lawyers – 028 3622 3555 ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm:
Quy trình góp vốn trong công ty cổ phần: Những điều bạn nên biết