M&A là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong giới đầu tư và kinh doanh, là một trải nghiệm kích thích sự hứng thú của những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và thách thức. Thế nhưng, nhiều người vẫn chỉ biết đến M&A qua các thông tin đồn đại về các thương vụ lớn và thành công, mà chưa thực sự nắm bắt được bản chất của loại hình đầu tư này.
Hãy cùng GVl Lawyers tìm hiểu sâu hơn về M&A là gì và những hình thức phổ biến của nó trong bài viết dưới đây.
I. M&A là gì?
M&A là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại), đại diện cho hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp nhằm sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
M&A bao gồm hai hành động chính là sáp nhập và mua lại, mỗi hành động mang đến những đặc điểm riêng biệt:
Sáp nhập:
Đây là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp thường có cùng quy mô để tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập. Các tổ chức này có thể là đối thủ cạnh tranh hoặc có cùng một nhà cung cấp và đối tượng khách hàng.
Mua lại:
Là hình thức mà doanh nghiệp lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, trong đó doanh nghiệp bị mua lại vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Nhưng công ty mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mới mua. Hình thức này thường được thực hiện bởi các công ty có quy mô lớn để giành quyền kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ.
Mặc dù có những khác biệt, nhưng kết quả của cả hai hành động M&A đều nhằm đạt được mục tiêu chính là sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp một cách hiệu quả. Quyết định sử dụng “Sáp nhập” hay “Mua lại” thường phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu cụ thể mà các doanh nghiệp đang hướng đến.
Xem thêm: Tư vấn luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động
II. Lợi ích và thách thức của thương vụ M&A là gì?
Hoạt động M&A mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng cũng mang lại không ít thách thức.
Lợi ích của M&A là gì?
M&A giúp mở rộng quy mô ban đầu của doanh nghiệp, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh. Sự tăng cường quy mô sản xuất cung cấp nguồn nguyên liệu lớn với chi phí thấp, tối ưu hóa quá trình sản xuất và kinh doanh.
Hoạt động M&A giúp củng cố năng lực phân phối và mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm, tăng cường chi nhánh và kênh phân phối hàng hóa đến nhiều khu vực khác nhau.
M&A có thể dẫn đến giảm chi phí nhân lực, tối ưu hóa nguồn lực tài chính và nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật.
Thách thức của M&A là gì?
Việc tiến hành mua lại một doanh nghiệp thường đòi hỏi chi phí đầu tư lớn để giữ quyền kiểm soát,và các vấn đề pháp lý liên quan có thể tăng thêm sự phức tạp.
Những vấn đề pháp lý liên quan đến thương vụ M&A có thể phức tạp, đòi hỏi các khoản chi phí lớn để xử lý và giải quyết.
Tập trung nguồn tài chính để mua lại một doanh nghiệp khác có thể làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển kinh doanh khác trên thị trường.
Các vấn đề phát sinh sau khi sáp nhập hai doanh nghiệp có thể tạo ra khó khăn cho quá trình quản lý và vận hành, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh trong ngắn hạn.
III. Các hình thức M&A phổ biến hiện nay
Để hiểu rõ hơn về các chiến lược M&A, quan trọng nhất là hiểu rõ về các hình thức M&A phổ biến hiện nay. Hiện có ba hình thức Mergers & Acquisitions mà doanh nghiệp thường sử dụng, bao gồm:
M&A theo chiều dọc
Hình thức này liên quan đến việc sáp nhập hai doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất, nhưng chúng khác biệt trong quy trình sản xuất. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng nguồn lợi so với đối thủ cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất. Sự kết hợp sẽ làm tăng cường chất lượng đầu ra và tạo ra hiệu suất cao hơn trong quy trình sản xuất.
M&A theo chiều ngang
Hình thức M&A này liên quan đến sáp nhập giữa các công ty đang cạnh tranh trực tiếp với nhau, thường xuyên chia sẻ sản phẩm, phương thức kinh doanh và đối tượng khách hàng. M&A theo chiều ngang tạo ra hiệu suất kinh doanh bằng cách gia tăng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời, nó cũng gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
M&A kết hợp
M&A kết hợp liên quan đến việc mua bán và sáp nhập để tạo ra một doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn. Thông thường, các công ty thực hiện M&A kết hợp đã phục vụ cùng một nhóm đối tượng khách hàng trong cùng một lĩnh vực, nhưng không cung cấp các sản phẩm tương tự. Sự kết hợp này giúp đa dạng hóa mặt hàng và sản phẩm, tăng lợi nhuận, giảm rủi ro và mở rộng tiếp cận đối với nguồn tài nguyên khách hàng có sẵn.
Các hình thức M&A này mang lại lợi ích đa dạng hóa và tăng cường hiệu suất, đồng thời giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tác động và tiếp cận các cơ hội thị trường mới.
IV. Các thương vụ M&A nổi bật tai GV Lawyers trong năm 2023
Trong năm vừa qua, thị trường M&A Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ đáng chú ý, mở ra những cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp. Một số những thương vụ tiêu biểu M&A mà GV Lawyers đã thực hiện trong năm qua đó là:
- Tư vấn cho Fourth & Partners trong một số thương vụ M&A liên quan đến các dự án năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam. Fourth & Partner là Công ty Giải pháp Năng lượng Tái tạo hàng đầu của Ấn Độ, phục vụ cho các doanh nghiệp Thương mại & Công nghiệp. Fourth & Partner cam kết đẩy nhanh quá trình Khử cacbon trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, không chỉ ở Ấn Độ mà trên khắp Nam và Đông Nam Á, giúp các doanh nghiệp bù đắp gần như 100% nhu cầu năng lượng của họ thông qua các nguồn Xanh & Sạch.
- Tư vấn cho tập đoàn bất động sản hàng đầu tại Malaysia – SkyWorld trong thương vụ mua bất động sản đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngày 07/9/2023, Công ty TNHH SkyWorld Development (Việt Nam) –thuộc sở hữu của SkyWorld Group – đã chính thức ký kết thỏa thuận mua lại 100% vốn điều lệ của CTCP Sản xuất Thương mại và Kinh doanh Bất động sản Thuận Thành, để trở thành nhà phát triển dự án căn hộ trên khu đất có diện tích 5.206,7m2 tọa lạc tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc đầu tư và thực hiện dự án phù hợp với kế hoạch mở rộng hoạt động của SkyWorld Development, đưa mô hình kinh doanh phát triển bất động sản đô thị của mình đến Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam nói chung. GV Lawyers tự hào là đơn vị tư vấn pháp lý cho giao dịch M&A quan trọng này của SkyWorld Development tại Việt Nam.
- Tư vấn cho Keppel Corporation và Keppel Vietnam Fund trong giao dịch mua 49% vốn thuộc hai dự án khu dân cư của Tập đoàn Khang Điền.
GV Lawyers tư vấn cho Keppel Corporation (SGX: BN4) và Keppel Vietnam Fund (KVF) trong giao dịch mua 49% vốn của hai dự án bất động sản khu dân cư liền kề ở Thành phố Hồ Chí Minh từ nhà phát triển bất động sản là Tập đoàn Khang Điền (HoSE: KDH), với giá trị giao dịch khoảng 3.180 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 138 triệu đô la Mỹ).
- Tư vấn cho đơn vị quản lý phát triển bất động sản hàng đầu trong thương vụ mua lại khối đế thương mại tại trung tâm An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
GV Lawyers tự hào là đơn vị tư vấn pháp lý cho giao dịch M&A của một khu vực thương mại tại trung tâm An Phú, TP. Thủ Đức. Đây là giao dịch phức tạp với sự tham gia của nhiều bên chuyên nghiệp, các ngân hàng và thu xếp nguồn vốn lên đến 50 triệu đô la Mỹ.
Những thương vụ trên là minh chứng cho sự sôi động và hấp dẫn của thị trường M&A tại Việt Nam, đồng thời thể hiện sự quan trọng của việc hợp nhất và mua lại trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin tham khảo về Mua bán & Sáp nhập – M&A. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về M&A là gì? Nếu vẫn còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ với GV Lawyers, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.