Bạn đang gặp khó khăn ở vấn đề tài chính nên cần thế chấp nhà nhưng bạn lại không rành về các điều kiện, thủ tục thế chấp nhà ở. Nên vì thế bạn muốn tìm kiếm thêm nhiều thông tin hơn? Vậy hãy cùng công ty luật GVLAWYERS tìm hiểu kỹ hơn “điều kiện và thủ tục thế chấp nhà ở như thế nào?” đúng theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để thực hiện thế chấp nhà ở theo quy định
Điều kiện bên nhận thế chấp nhà ở
Các bên trong trong khi thế chấp nhà ở được quy định theo Điều 144 Luật nhà ở 2014 như sau:
- Trong trường hợp bên thế chấp là một tổ chức thì pháp luật quy định bên nhận thế chấp sẽ là tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
- Trong trường hợp bên thế chấp là cá nhân thì bên nhận thế chấp sẽ là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân khác.
Điều kiện thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung
Theo điều 145 Luật nhà ở 2014 điều chỉnh việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:
- Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý bằng văn bản đối với việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung (trừ những trường hợp sở hữu chung theo từng phần).
- Nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở sẽ do các chủ sở hữu chung hợp nhất liên đới cùng thực hiện.
Điều kiện thế chấp nhà ở đang cho thuê
Quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê được điều chỉnh ở Điều 146 Luật nhà ở 2014 như sau:
- Chủ sở hữu nhà phải thông báo cho bên thuê trước về việc thế chấp bằng văn bản. Bên thuê nhà ở sẽ được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.
- Bên thuê nhà sẽ được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Nhà ở đang thuê sẽ bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp, trừ các trường hợp sau đây:
- Bên thuê không chịu trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có những lý do chính đáng.
- Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Không được tự ý đục phá, cơi nới hoặc cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê. Thực hiện việc chuyển đổi, cho mượn hoặc cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý trước của bên cho thuê.
- Bên thuê nhà ở làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người trong khu vực xung quanh. Dù đã bị lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn ko có dấu hiệu khắc phục.
Thủ tục thế chấp nhà ở theo quy định pháp luật
Hồ sơ thế chấp nhà sẽ bao gồm:
- Kế hoạch hoặc dự án kinh doanh đang cần đầu tư vốn
- Chuẩn bị đơn đề nghị thế chấp nhà ở
- Hợp đồng thế chấp nhà ở có chứng nhận từ văn phòng công chứng
- Những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên muốn thế chấp nhà ở
- Giấy xác nhận đăng ký thế chấp (nếu các bên thế chấp có yêu cầu).
Trình tự thực hiện thủ tục thế chấp nhà ở
- Bên thế chấp có đơn đề nghị thế chấp nhà ở gửi về Ngân hàng kèm theo kế hoạch hoặc dự án kinh doanh đang cần đầu tư vốn
- Nếu đồng ý thì Ngân hàng sẽ xem xét và thẩm định giá trị nhà ở muốn thế chấp
- Các bên lập hợp đồng thế chấp nhà ở có công chứng
- Bên thế chấp phải chuyển Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và thông báo đã đăng ký thế chấp cho phía Ngân hàng biết để làm thủ tục nhận tiền vay.
- Ngân hàng sẽ có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở, nơi đã làm thủ tục chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở biết về việc thế chấp. Trường hợp các bên có yêu cầu bổ sung đăng ký thì bên thế chấp phải có đơn gửi về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kèm theo Giấy tờ sở hữu nhà ở để đăng ký thế chấp.
- Nếu đã đăng ký thế chấp nhà ở thì bên thế chấp có nhiệm vụ chuyển thông báo đã giải chấp của Ngân hàng kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện xoá đăng ký thế chấp.
- Sau khi bên thế chấp đã thanh toán đầy đủ tiền vay (cả gốc và tiền lãi). Ngân hàng sẽ thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở biết về việc bên thế chấp đã giải chấp. Sẽ lập thủ tục thanh lý hợp đồng thế chấp và giao lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên thế chấp.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật bất động sản và thủ tục thế chấp
Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở sẽ hình thành trong tương lai
Dựa theo luật nhà ở 2014 quy định điều kiện và thủ tục thế chấp nhà ở trong các trường hợp như sau:
Trường hợp chủ đầu tư sẽ thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
Chủ đầu tư phải đảm bảo được các điều kiện sau khi thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự án gồm có thiết kế kỹ thuật của dự án đã được phê duyệt. Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất đã được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà ở thế chấp đã xây dựng xong phần móng, không được nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp trước đó. (chỉ đối với nhà ở sẽ hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án).
Trong Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lại trên đất của chính mình:
Trường hợp các cá nhân, tổ chức thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trên đất hợp pháp của chính mình thì sẽ cần nộp Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp hoặc Giấy phép xây dựng nếu đất thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.
Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
Nếu người thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đã mua nhà ở của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những tài liệu sau:
- Hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết với chủ đầu tư;
- Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu như bên nhận chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán nhà ở
- Những giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo các tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
- Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện hoặc tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở cũng như về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này.
XEM THÊM: Những điều cần biết về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
7. Tóm lại vấn đề “Điều kiện và thủ tục thế chấp nhà ở như thế nào?”
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về tất cả những điều kiện thế chấp trong từng trường hợp cụ thể. Cũng như những hồ sơ cần chuẩn bị, các bước để thực hiện thủ tục thế chấp nhà ở. Ngoài ra, các Ngân hàng thương mại đã được chủ động quy định cụ thể về điều kiện và trình tự thế chấp tài sản. Nên những người có nhu cầu thế chấp nhà ở nên liên hệ trực tiếp với Ngân hàng cần vay vốn để được hướng dẫn cụ thể hơn.