image 374562367 434341

Để đầu tư ra nước ngoài cần làm những gì?

Với cơ chế ngày càng mở cửa của nhà nước cũng như những lợi ích khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần quan tâm hơn đến đầu tư ra nước ngoài. Để tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài các Nhà đầu tư cần thực hiện các công việc quan trọng sau:

  • Xây dựng phương án, kế hoạch đầu tư;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Thực hiện các thủ tục đầu tư liên quan tại nước nhận đầu tư;
  • Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài;
  • Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
  • Các công việc liên quan khác.

Một số lưu ý khi đầu tư ra nước ngoài

Đáp ứng yêu cầu về giấy phép và chấp thuận

Cần phân biệt đầu tư ra nước ngoài với việc thành lập doanh nghiệp (DN) ở nước ngoài nhưng không kinh doanh trực tiếp, ví dụ như thành lập công ty theo mô hình “offshore” chỉ để sử dụng làm công cụ đầu tư. Thực hiện đầu tư kinh doanh ở nước ngoài hầu hết đều thuộc phạm vi phải xin chấp thuận từ cơ quan nhà nước.

Nghị định 83 năm 2015 thay thế Nghị định 78 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Đầu tư 2014 đã bổ sung các quy định về việc đầu tư ra nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chấp thuận đầu tư ra nước ngoài khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện về đầu tư, tài chính, hoàn tất nghĩa vụ thuế trong nước.

Cân nhắc khi thuê giám đốc tại nước ngoài

Các vấn đề xảy ra chủ yếu là gây thất thoát, tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình điều hành, phá vỡ thỏa thuận thuê giám đốc đó khi có lợi nhuận cao hoặc dự án kinh doanh thất bại. Quy định chi tiết về việc người đại diện hoặc nắm giữ vị trí giám đốc thường là công dân nước sở tại, hoặc việc thuê giám đốc là người nước ngoài có thể thông qua hợp đồng hoặc hình thức ủy thác đứng tên, đều cần cân nhắc về mặt pháp lý.

Tuân thủ nghĩa vụ thuế và tài chính

Nhà đầu tư phải có xác nhận của cơ quan thuế về nghĩa vụ nộp thuế trước khi đầu tư ra nước ngoài. Việc hoàn tất các thủ tục thuế với cơ quan thuế của quốc gia tiếp nhận đầu tư cần được đặc biệt quan tâm.

Các nhà đầu tư luôn chọn quốc gia có mức thuế thấp để đầu tư, cũng như Việt Nam, để được hưởng ưu đãi đều phải thông qua các thủ tục pháp lý. Cũng cần xem xét quốc gia đó có hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam hay không (đã ký với 73 quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đến 1/8/2015) để tối đa hóa lợi ích về thuế.

Công ty ở nước ngoài, kinh doanh trong nước

Một số doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp, chọn cách đặt trụ sở ở nước ngoài và kinh doanh trong nước. Nếu đã là doanh nghiệp nước ngoài, việc kinh doanh tại Việt Nam sẽ phải tuân theo Luật Đầu tư.

Vì vậy cần cân nhắc việc lựa chọn một số quốc tịch của doanh nghiệp ngay từ đầu để tránh vướng mắc về sau, trong trường hợp này có thể xác định là kinh doanh khi chưa được cấp phép.

Chuyển vốn ra nước ngoài

Các hình thức chuyển tiền dịch vụ, mang tiền đi du lịch hay thông qua giao dịch bất hợp pháp để tiến hành ĐT đã từng bị cơ quan chức năng cảnh báo. Việc chuyển vốn sẽ được thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký ĐT ra nước ngoài và các chấp thuận từ quốc gia tiếp nhận đầu.

Chuyển vốn đầu ra nước ngoài và ngược lại phải được thông qua một tài khoản mở tại một tổ chức tín dụng trong nước dưới sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Lưu ý khi đầu tư ra nước ngoàiNếu quý vị có nhu cầu biết thêm thông tin hỗ trợ về dịch vụ tư vấn Đầu tư ra nước ngoài của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với các luật sư thành viên của chúng tôi qua email info@gvlawyers.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến số: (+84) 28 3622 3555.

5/5 - (500 votes)
Scroll to Top