Conflict of interest là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Vậy conflict of interest là gì? Để hiểu rõ và có được những thông tin hữu ích nhất, mời các bạn tham khảo thông tin mà Luật GV Lawyers chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về conflict of interest là gì?
Khái niệm của conflict of interest là gì?
Conflict of interest là gì? Conflict of interest được dịch ra tiếng Việt đó chính là xung đột lợi ích. Theo đó, thuật ngữ conflict of interest hay xung đột lợi ích được giải thích nghĩa rất rõ tại Khoản 3, Điều 8 trong Bộ luật phòng chống tham nhũng 2018 như sau:
- Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Bản chất của conflict of interest là gì?
- Conflict of interest – Xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh thông thường là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến một tình huống mà trong đó lợi ích riêng của một cá nhân xung đột với lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp mà các chủ thể làm việc hoặc doanh nghiệp mà các chủ thể đó nhận được đầu tư.
- Xung đột lợi ích như đã phân tích rất cụ thể bên trên sẽ nảy sinh khi một người chọn lợi ích cá nhân và vi phạm vào các nghĩa vụ đối với tổ chức mà các chủ thể là bên liên quan hoặc lợi dụng vị trí mà mình đảm nhận để nhằm mục đích có thể đạt lợi ích cá nhân.
Ví dụ cụ thể:
Trong một doanh nghiệp/tập đoàn, nếu một trong các thành viên hội đồng quản trị thực hiện một hành động có lợi ích riêng đẩy doanh nghiệp/tập đoàn vào vị trí bất lợi, thì họ đang làm hại doanh nghiệp/tập đoàn của mình do mâu thuẫn lợi ích.
Các hành vi của conflict of interest là gì?
- Kinh doanh vụ lợi được biết đến là loại xung đột lợi ích phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh. Kinh doanh vụ lợi sẽ xảy ra khi có một chuyên gia cấp quản lý chấp nhận thực hiện giao dịch từ một tổ chức khác có lợi cho chính mình và gây tổn hại đến công ty hoặc các khách hàng của công ty.
- Nhận quà tặng cũng là một kiểu xung đột lợi ích diễn ra khá phổ biến hiện nay, xảy ra khi chủ thể là những người quản lý hoặc nhân viên của doanh nghiệp nhận một món quà từ khách hàng hoặc một bên tương tự và đưa ra các quyết định có lợi ích cho người tặng. Các doanh nghiệp thông thường sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách cấm việc nhân viên nhận quà của khách hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc của mình.
- Thuê hoặc thiên vị người thân, họ hàng hoặc người yêu/vợ chồng của mình trong doanh nghiệp.
- Sử dụng nguồn thông tin bí mật của doanh nghiệp cho lợi ích cá nhân là một xung đột lợi ích lớn. Không những thế hành vi này còn cho là giao dịch nội gián.
Kiểm soát conflict of interest – xung đột lợi ích, ngăn ngừa tham nhũng
Để kiểm soát conflict of interest – xung đột lợi ích, ngăn ngừa tham nhũng, tại Điều 23, Mục 3, Chương II, trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019) có quy định như sau:
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
- Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích;
- Tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
Như vậy, ngoài việc phải thực hiện báo cáo để xem xét, xử lý khi biết hoặc buộc phải biết hay phát hiện ra có xung đột lợi ích, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã có quy định rõ việc cần phải thực hiện một trong các biện pháp tại Điểm a, b, c thuộc Khoản 3, Điều 23 để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan, trung thực theo yêu cầu đề ra.
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tham nhũng và conflict of interest là gì?
Xét về lý thuyết thì conflict of interest – xung đột lợi ích và tham nhũng là hai khái niệm khác nhau, nhưng lại có liên quan tới nhau. Theo khái niệm được nêu ra ở Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018) thì:“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”
Mối quan hệ giữa xung đột lợi ích với tham nhũng được thể hiện rõ qua từng ý sau đây:
Về chủ thể
Xung đột lợi ích và tham nhũng có cùng chủ thể chính là người có chức vụ hoặc quyền hạn (cả khu vực công và khu vực tư). Về trạng thái, xung đột lợi ích là tình huống còn tham nhũng là hành vi. Về tính chất, conflict of interest mang tính khách quan, còn tham nhũng là hành vi chủ quan của người có chức vụ hoặc quyền hạn. Trong tình huống conflict of interest, hành vi của người có chức vụ, quyền hạn sẽ bị coi là tham nhũng khi lựa chọn lợi ích cá nhân.
Về tính chất
Nếu xung đột lợi ích mang tính chất khách quan vì nó nảy sinh từ chức năng, nhiệm vụ và hệ thống pháp luật, quy chế, chính sách, quy định hoạt động của cơ quan, tổ chức thì tham nhũng lại mang tính chủ quan vì nó là hành vi, quyết định của cán bộ, công chức. Trong tình huống xung đột lợi ích, hành vi của các cán bộ, công chức bị coi là tham nhũng khi họ lựa chọn lợi ích cá nhân, về mục đích vụ lợi, mặc dù chủ thể chính của xung đột lợi ích và tham nhũng đều xuất phát từ người có chức vụ, quyền hạn, đều có yếu tố lợi ích cá nhân xuất hiện nhưng ở tham nhũng bắt buộc phải có mục đích vụ lợi cá nhân còn trong xung đột lợi ích chưa bắt buộc có yếu tố này. Trong thực tế không phải mọi tình huống xung đột lợi ích đều dẫn đến hành vi tham nhũng. Một tình huống xung đột lợi ích chỉ có thể dẫn đến tham nhũng trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn ra quyết định hành động hoặc không hành động vì lợi ích riêng của cá nhân và người thân của mình mà làm tổn hại tới lợi ích chung.
Về yếu tố cấu thành
Nếu tham nhũng bao gồm 3 yếu tố cấu thành, là:
(1) Người có chức vụ quyền hạn
(2) Lợi dụng chức vụ quyền hạn đó
(3) Vì mục đích vụ lợi
Trong khi đó xung đột lợi ích bao gồm 2 yếu tố cơ bản cấu thành, là:
(1) Lợi ích cá nhân/lợi ích riêng tư của cán bộ, công chức
(2) Chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
Về mục đích vụ lợi
Mặc dù chủ thể chính của xung đột lợi ích và tham nhũng đều là người có chức vụ, quyền hạn, đều có yếu tố lợi ích cá nhân xuất hiện nhưng ở tham nhũng bắt buộc phải có mục đích vụ lợi, còn trong xung đột lợi ích chưa bắt buộc có yếu tố’ này. Trong thực tế, không phải mọi tình huống xung đột lợi ích đều dẫn đến tham nhũng. Một tình huống xung đột lợi ích chỉ có thể dẫn đến hành vi tham nhũng trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn ra quyết định hành động hoặc không hành động vì lợi ích riêng của cá nhân và người thân của mình mà làm tổn hại tới lợi ích chung.
Có thể nói xung đột lợi ích là 1 hiện tượng khách quan, tự bản thân nó không phải là hành vi tham nhũng nhưng cũng cần phải thấy rằng xung đột giữa lợi ích cá nhân của cán bộ, công chức với chức trách, nhiệm vụ công của họ nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến tham nhũng là điều dễ dàng xảy đến. Khi có xung đột lợi ích xảy ra nếu không được giải quyết một cách kịp thời thì khả năng người công chức sẽ làm dụng công vụ vì những mối liên hệ cá nhân của mình, trong đó có thể có tham nhũng.
Những tình huống conflict of interest – xung đột lợi ích nếu không được nhận diện, kiểm soát đúng đắn, chặt chẽ chúng sẽ có khả năng gây tổn hại đến giá trị liêm chính của các hoạt động công vụ, dẫn đến tình trạng tham nhũng cả trong khu vực công cũng như khu vực tư. Vì vậy, việc nghiên cứu xung đột lợi ích để có thể phòng ngừa tham nhũng là điều rất cần thiết.
Kết luận: Như vậy, có thể khẳng định, conflict of interest là một trong những khởi nguồn của tham nhũng. Nếu “conflict of interest – xung đột lợi ích” không được kiểm soát chặt chẽ thì dễ dẫn đến các hành vi tham nhũng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ liên quan về conflict of interest là gì để các bạn tham khảo. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, hãy liên hệ ngay đếnqua thông tin chi tiết được chia sẻ ở phần dưới chân trang website nhé!