cach-tinh-luong-huu

Cập nhật cách tính lương hưu mới nhất theo quy định

Cách tính lương hưu sao cho đúng theo quy định mới nhất? Điều kiện để hưởng lương hưu như thế nào? Bởi lương hưu là một đặc quyền quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Những câu hỏi thường gặp về vấn đề lương hưu sẽ được giải đáp trong bài viết “Cập nhật cách tính lương hưu mới nhất theo quy định” dưới đây.

Những điều kiện cần có để hương mức lương hưu theo quy định

Theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ hưởng lương hưu khi đã đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 60 tuổi đối với lao động nam và 55 tuổi đối với lao động nữ.
Trường hợp đặc biệt:
Người lao động được nghỉ hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp:

  • Nam đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
  • Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
  •  Đối với lực lượng quân nhân, công an nhân dân thì độ tuổi nghỉ hưu được giảm xuống so với độ tuổi nêu trên:
  • Từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm khai thác than trong hầm lò;
  • Riêng lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi sẽ được hưởng lương hưu.

Lưu ý:

  • Theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc.
  •  Ngoài ra, pháp luật vẫn cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ mất sức khi đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Cách tính lương hưu mới nhất 

Lương hưu hàng tháng

   =   

Tỷ lệ hưởng (tối đa 75%)

    x    

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Tỷ lệ hưởng lương hưu theo luật bảo hiểm xã hội hiện hành

Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
Nam:

  • Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 18 năm) x 2%.
  • Từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%.

Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T)
Trước ngày 01/01/1995 5 năm
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 6 năm
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 8 năm
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 10 năm
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 15 năm
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 20 năm
Từ 01/01/2025 Toàn bộ thời gian đóng BHXH

– Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
cách tính lương hưu
– Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Cách tính lương hưu chuẩn

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối được quy định tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Theo đó, những trường hợp xác định mức lương hưu của người lao động sẽ được tính cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia đóng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 thì mức bình quân tiền lương sẽ được tính bằng thương số của tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối trước khi về hưu chia cho 60 tháng.
M = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH trong 5 năm cuối / 60 (tháng).
Đối với những người lao động đóng bảo hiểm sau năm 2020 thì số năm để tính lương hữu sẽ là 20 năm

Cách tính lương hưu mới nhấtNhững hồ sơ cần thiết để hưởng lương hưu cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Hồ sơ hưởng lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi
Theo Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ  bao gồm:

  • Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Sổ bảo hiểm xã hội; Đơn đề nghị (mẫu số 14-HSB); Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa trong trường hợp thanh toán phí giám định.
  • Đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại đơn vị: Sổ bảo hiểm xã hội; Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (mẫu số 12-HSB) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
  • Trong 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
  • Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động  người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Tóm lại vấn đề “Cập nhật cách tính lương hưu mới nhất theo quy định”

Trên đây là cách tính lương hưu theo hai trường hợp là nghỉ hưu đúng quy định và nghỉ hưu trước tuổi. Những điều kiện cần có để hương lương hưu. Tất cả những thông tin bạn cần biết đều đã được GV LAWYERS giải đáp ở trên. Hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã tìm được những câu trả lời cho riêng mình.

5/5 - (501 votes)
Scroll to Top