Cuộc sống vợ chồng đôi khi sẽ có những mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến việc hai vợ chồng ly hôn. Nhưng mà một trong những điều khó thỏa thuận nhất chính là ai sẽ được quyền nuôi con sau khi ly hôn. Bạn không giành được quyền nuôi con? Thậm chí hiện tại bạn cũng bị ngăn cản thăm con sau ly hôn và không biết nên làm thế nào? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm ra hướng giải quyết nhé.
Cơ sở pháp lý để trả lời cho câu hỏi “Bị ngăn cản thăm nuôi con sau ly hôn thì làm thế nào?”
- Điều khoản 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014/QH13
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12
Về quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn:
Dựa theo điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rất rõ về quyền được thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi dưỡng rằng :
Sau ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không bất kỳ ai được cản trở”
Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Bên cạnh đó, theo Điều 83 Nghĩa vụ và quyền của cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cũng quy định rõ như sau:
“Cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên khác trong gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con khi thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.”
Như vậy, vợ hoặc chồng hoàn toàn có quyền thăm nom và chăm sóc con. Pháp luật Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của trẻ em. Do đó, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ pháp luật đã đưa ra những quy định rất nhân văn để hướng đến phát triển của đứa trẻ và người trực tiếp nuôi dưỡng con không có quyền ngăn cấm hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục và dạy dỗ cũng như bù đắp tình cảm,…
Việc bạn bị cản trở không cho thăm nom con là hành vi trái với quy định của luật hôn nhân và gia đình đang hiện hành.
Lưu ý là: Dù được phép và không bị ngăn cấm nhưng người không trực tiếp nuôi con vẫn sẽ bị hạn chế quyền thăm con nếu như việc đó gây ảnh hưởng xấu đến con cái như:
- Có lối sống đồi trụy và ảnh hưởng đến việc chăm sóc cũng như giáo dục con
- Cố ý phá hoại tài sản của con
- Xúi giục hoặc ép buộc con làm những việc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội
Làm thế nào nếu như bị ngăn cản thăm nuôi con sau ly hôn ?
Bị ngăn cản thăm con thì bạn nên làm gì? Dưới đây là những cách mà bạn có thể thực hiện được:
- Thỏa thuận trực tiếp: Đối với yêu cầu ly hôn giữa vợ chồng, Tòa án sẽ dựa vào sự thỏa thuận của cả hai người để giải quyết. Chính vì thế, việc đầu tiên khi muốn giải quyết vấn đề này là đạt được sự thỏa thuận của cả hai bên.
- Trong trường hơp, bạn bị hạn chế quyền thăm nom con của bạn, thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Trường hợp nếu người trực tiếp nuôi dưỡng con không tự nguyện thi hành, có thể sẽ bị cưỡng chế theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
- Ngoài ra, nếu có chứng minh rằng người đang trực tiếp nuôi con đã không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con. Bạn còn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo những quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân và gia đình
Đầu tiền, bạn hoàn toàn yên tâm rằng mình hoàn toàn có quyền được thăm con sau khi hai vợ chồng ly hôn. Nếu bị ngăn trở, bạn và người trực tiếp nuôi dưỡng có thể thương lượng trực tiếp với nhau, nếu vẫn không thể giải quyết được. Thì bạn có thể yêu cầu Tòa án cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.