Legal compliance là gì? Legal compliance được dịch sang tiếng Việt là tuân thủ pháp luật – một hình thức thực hiện pháp luật, theo đó các chủ thể pháp luật kiểm soát và kiềm chế được hành vi của mình, nhằm tránh vi phạm các quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành…Để hiểu hơn về legal compliance là gì, mời Quý khách tham khảo thông tin mà GV Lawyers chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu legal compliance là gì?
Legal compliance là gì? Legal compliance được dịch sang tiếng Việt là tuân thủ pháp luật. Theo đó, đây là một dạng hình thức thực hiện pháp luật, trong đó: tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không bị vi phạm vào các quy định cấm đoán của pháp luật.
Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu đơn giản là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ sẽ không tiến hành hoạt động này, mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động.
Thực hiện pháp luật được hiểu là hành vi của các chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
Đặc điểm của legal compliance là gì?
Về bản chất, tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động. Chủ thể nhận thức được các hành vi của bản thân cũng như nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán là quy phạm của chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ sẽ không tiến hành các hoạt động này dù cho họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Cùng với việc thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì tuân thủ pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn.
Chi phí legal compliance là gì?
Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí phải chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí tuân thủ pháp luật được tạo ra từ một quy định pháp luật qua hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi tuân thủ quy định pháp luật. Chi phí tuân thủ pháp luật gồm 5 loại chi phí:
1) Chi phí hành chính
Chi phí về nhân công và thời gian để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác (ví dụ: lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…).
2) Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định
Chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật.
3) Phí, lệ phí
Các khoản phí, lệ phí chính thức phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.
4) Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có)
Chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội phải chịu do chất lượng kém dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục.
5) Chi phí không chính thức
Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (ví dụ: điện thoại, điện năng)…
Các hình thức thực hiện pháp luật khác
Tuân thủ pháp luật chỉ là một phần của hình thức thực hiện pháp luật. Những hình thức còn lại bao gồm: thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Thi hành pháp luật
Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính chủ động, theo đó, chủ thể pháp luật phải thực hiện một hành vi nhất định, tuân theo quy định của pháp luật.
Sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có tính trao quyền, có nghĩa là quy định của pháp luật về những quyền hạn của chủ thể pháp luật. Ví dụ như quyền đi lại, quyền phát ngôn, quyền du lịch,…
Đối với sử dụng pháp luật, chủ thể pháp luật có quyền hành động hoặc không hành động quyền được pháp luật cho phép, tùy thuộc là sự lựa chọn của chủ thể chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật dành cho các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa vào những quy định pháp luật để xử lý những vấn đề cụ thể trong trách nhiệm của mình.
Giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật
Muốn nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Sự chất lượng của hệ thống pháp luật
- Ý thức kiểm soát hành vi của người dân
- Chế tài răn đe, xử phạt đủ mạnh
- Tính hợp lý, chính quy của quá trình tổ chức
Ngoài ra, các yếu tố về vật chất và tinh thần cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tuân thủ pháp luật. Để cải thiện chất lượng tuân thủ pháp luật cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Chú trọng xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh các công tác nghiên cứu về khoa học pháp lý. Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
- Các cơ quan thực thi tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật một cách nghiêm túc và triệt để, nhằm nâng cao tính hiệu quả của văn bản pháp luật.
- Tăng cường nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân thông qua việc chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật, phổ biến, hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.
- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân, thông qua việc tiến hành công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân một cách thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục.
Với bài viết trên, GV Lawyers đã chia sẻ những thông về legal compliance là gì để quý khách tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, quý khách hãy liên hệ đến GV Lawyers qua thông tin bên dưới website nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu intellectual property rights là gì? GV Lawyers