GV Lawyers với kinh nghiệm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong nhiều năm, đã đối mặt và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định hiện hành giúp giúp các bạn chuẩn bị và đối mặt với các thách thức trong quản lý nhân sự một cách hiệu quả nhất.
I.Tìm hiểu về chấm dứt hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là bản thỏa thuận pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động, định rõ về việc làm, mức lương, điều kiện làm việc, cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ lao động.
Chấm dứt hợp đồng lao động là quá trình chấm dứt mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động theo các điều kiện và quy định được đề ra trong pháp luật.
Hợp đồng lao động có thể chấm dứt vì nhiều lý do khác nhau như hết thời hạn hợp đồng, thỏa thuận giữa hai bên, chấm dứt đơn phương của một trong hai bên, quyết định sa thải, cắt giảm lao động, nghỉ hưu, hoặc do những nguyên nhân khách quan khác.
Trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, việc tuân thủ thời gian báo trước là quan trọng và được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019.
Cả người lao động và người sử dụng lao động cần phải tuân thủ các quy định này để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được bảo vệ đúng mức.
II.Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ
Dựa trên quy định của Điều 34 trong Bộ Luật Lao Động năm 2019, có tổng cộng 13 trường hợp chấm dứt HĐLĐ. Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ được phân thành 6 trường hợp do người lao động chấm dứt, 5 trường hợp do người sử dụng lao động chấm dứt và 2 trường hợp chấm dứt do thỏa thuận hoặc điều kiện khách quan cụ thể như sau:
- Người lao động hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện cho người lao động.
- Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- Người lao động bị kết án phạt tù giam và không được hưởng án treo hoặc bị cấm làm công việc theo quy định của pháp luật hình sự.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động mất tích, chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng và cho người lao động thôi việc theo quy định.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
III.Quy định thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động
Quy định về thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là một khía cạnh quan trọng liên quan đến quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Các điều khoản tại Điều 35 và Điều 36 trong Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về thời gian báo trước, tùy thuộc vào loại hợp đồng và nguyên nhân chấm dứt, như sau:
- Báo trước ít nhất 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn
- Báo trước ít nhất 30 ngày với hợp đồng có xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng
- Báo trước ít nhất 3 ngày với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng
Với các ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời gian báo trước được quy định theo Điều 7, Nghị Định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
- Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng không thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
- Ít nhất bằng 1/4 thời hạn của hợp đồng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.
Với các hợp đồng thử việc thì không cần báo trước
Những quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi và minh bạch trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, tạo điều kiện cho cả người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ và chuẩn bị cho giai đoạn chấm dứt một cách có trách nhiệm.
IV.Lợi ích khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật
Chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động:
1.Lợi ích cho người lao động
Chấm dứt HĐLĐ đúng luật sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, bao gồm các quyền như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động có nguồn thu nhập và hỗ trợ khi chấm dứt hợp đồng.
Trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng luật, người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Vì vậy, chấm dứt HĐLĐ đúng luật sẽ giảm chi phí này cho người lao động.
2.Lợi ích cho người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động sẽ tránh bị kiện tụng hoặc xử phạt hành chính vì vi phạm pháp luật lao động, giữ vững uy tín và quan hệ tích cực với người lao động.
Đặc biệt, họ sẽ tránh phải chịu chi phí bồi thường cho người lao động, giảm rủi ro pháp lý và tài chính.
Ngoài ra, các trường hợp chấm dứt HĐLĐ đúng luật còn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường lao động. Điều này tạo điều kiện cho cả người lao động và người sử dụng lao động tìm kiếm những cơ hội và nhân sự phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của họ.
Sự linh hoạt trong quá trình chấm dứt hợp đồng đồng thời thúc đẩy sự phát triển năng suất và chất lượng lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hy vọng thông tin trên từ công ty luật GV Lawyers đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ và lợi ích của việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định pháp luật. Nếu có thêm thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ GV Lawyers để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Xem thêm: Cùng GV Lawyers tìm hiểu về luật lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng