Thủ tục ly hôn với người nước ngoài có tính chất phức tạp, nếu không nắm rõ thì việc ly hôn có thể bị kéo dài dai dẳng gây ra sự mệt mỏi, tổn kém thời gian và chi phí. Vậy thủ tục ly hôn với người nước ngoài ở Việt Nam được pháp luật quy định ra sao? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này mời các bạn tham khảo ngay thông tin mà GV Lawyers chia sẻ dưới đây nhế!
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài ở Việt Nam mới nhất
Cơ sở pháp lý
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài ở Việt Nam được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo khoản 3 Điều 35, Điều 37 trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 4, Điều 35 trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu ly hôn xảy ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cư trú trong cùng khu vực, ở khu vực biên giới với Việt Nam, thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ ly hôn
Thể làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài ở Việt Nam diễn ra thuận tiện, hiệu quả và nhanh chóng cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn với các loại giấy tờ như:
- Đơn đề nghị ly hôn hoặc Đơn đề nghị công nhận đồng ý ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trường hợp bản chính Giấy chứng nhận kết hôn bị mất thì phải nộp bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (bản sao có chứng thực).
- Bản sao giấy khai sinh của trẻ em (nếu có con).
- Bản sao có chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
- Giấy tờ chứng minh một bên đang ở nước ngoài (nếu có).
Lưu ý: Nếu cả hai bên đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nước ngoài và muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và hoàn thành các thủ tục ghi nhận trong sổ đăng ký tại Sở Tư pháp trước khi nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án.
Thủ tục ly hôn
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài ở Việt Nam được giải quyết với các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố có thẩm quyền;
Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo cho bạn thanh toán tiền tạm ứng;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng;
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và quá trình này sẽ diễn ra theo quy định của pháp luật.
Thời gian tòa án xử lý thủ tục ly hôn với người nước ngoài khoảng 01 đến 02 tháng đối với ly hôn thuận tình. Với trường hợp ly hôn đơn phương là khoảng 04 đến 06 tháng (nếu bị đơn vắng mặt và có tranh chấp tài sản thì có thể mất nhiều thời gian hơn). Kháng cáo từ 03 đến 04 tháng. Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian từ 12 đến 24 tháng.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài ở Việt Nam
Thẩm quyền giải quyết ly hôn được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 123, trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Ngoài ra, thẩm quyền giải quyết ly hôn còn được thực hiện theo quy định nêu tại các Điều 28, 35, 37, 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
- b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
- c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
- a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
- b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
- c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
- d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
- Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
- a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
- b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
- c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Trên đây là những thông tin tham khảo về vấn đề ly hôn với người nước ngoài ở Việt Nam. Mọi vấn đề cần tư vấn về Luật Hôn Nhân, cũng như được hỗ trợ pháp lý về việc ly hôn với người nước ngoài quý khách hãy liên hệ đến hotline GV Lawyers 023 3622 3555!