Với thắc mắc về thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt sẽ được GV Lawyers giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ pháp lý ly hôn với người nước ngoài vắng mặt, quý khách hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline +84 (28) 3622 3555.
Với đội ngũ Luật sư hùng hậu, GV Lawyers cam kết mang đến cho quý khách hàng của mình dịch vụ tư vấn pháp lý về lĩnh vực Hôn Nhân và Gia Đình chuyên nghiệp, hài lòng nhất!
Cơ sở pháp lý về thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài vắng mặt
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Để có thể làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt trong trường hợp cả hai bên cùng tình nguyện, vợ/chồng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ và tài liệu có liên quan.
Hơn nữa, vì vợ/chồng của bạn không thể về Việt Nam được, do vậy hồ sơ còn cần kèm theo đơn xin xét xử vắng mặt để Tòa án có thể xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt cho vợ chồng bạn. Nếu bạn không thể đến xét xử thì cũng cần chuẩn bị đơn tương tự.
Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho bạn là Tòa án cấp Tỉnh nơi bạn có hộ khẩu tại Việt Nam. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cũng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bạn. Bạn có thể nộp hồ sơ đến Tòa án thông qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho Luật sư/người quen nhận hồ sơ và nộp trực tiếp đến Tòa án.
Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn
Sau khi tiếp nhận hồ sơ Tòa án sẽ xem xét về thẩm quyền và tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 08 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí/lệ phí cho người yêu cầu với thời hạn trong vòng 05 ngày. Sau khi người yêu cầu ly hôn hoàn thành việc đóng phí theo thông báo; vụ việc ly hôn chính thức được Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định.
Nếu bạn không có thời gian thực hiện các thủ tục, bạn có thể ủy quyền cho Luật sư để thực hiện việc đóng tạm ứng án phí/lệ phí Tòa án, thực hiện các thủ tục tại Tòa án để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Việc ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn tại Việt Nam là bắt buộc. Tuy nhiên, do có một hoặc cả hai không có mặt nên Toà án sẽ không tổ chức hòa giải.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay khi ban hành. Khi đó, vợ/chồng không thể kháng cáo quyết định này đến Tòa án.
Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài vắng mặt
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ ly hôn
Để thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn theo quy định của pháp luật. Nếu thời điểm xét xử bạn không thể tham gia cần nộp đơn yêu cầu đề nghị xét xử vắng mặt.
Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn
Nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền.
Trường hợp hồ sơ ly hôn không đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Xác minh địa chỉ cư trú của Bị đơn
Nếu người nước ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định hoặc thời gian không có tin tức cho vợ/chồng là công dân Việt Nam từ một năm trở lên và đã điều tra xác minh địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh; địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn;… nhưng vẫn không xác định được tin tức của họ thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và cho xét xử ly hôn.
Bước 4: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn
Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án, quyết định. Trường hợp không đồng ý với bản án ly hôn, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt
Trường hợp thuận tình ly hôn
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc); trong trường hợp việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài thì bạn cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định;
- Hộ chiếu/CMND/CCCD của vợ và chồng (bản sao chứng thực);
- Sổ hộ khẩu của/Sổ tạm trú/Thẻ tạm trú của vợ chồng (bản sao chứng thực);
- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (nếu có);
- Đơn đề nghị vắng mặt của người yêu cầu.
Trường hợp đơn phương ly hôn
- Đơn khởi kiện về việc ly hôn;
- Hộ chiếu/CMND/CCCD của vợ và chồng (bản sao chứng thực);
- Sổ hộ khẩu của/Sổ tạm trú/Thẻ tạm trú của vợ chồng (bản sao chứng thực);
- Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài thì bạn cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định.
- Giấy khai sinh của con chung (bản sao chứng thực);
- Các giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (bản sao) trong trường hợp yêu cầu tòa án chia tài sản;
- Trường hợp bị đơn ở nước ngoài thì cần thêm xác nhận của chính quyền địa phương ở Việt Nam về việc bị đơn đã xuất cảnh; hoặc tài liệu chứng cứ chứng minh địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài;
- Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Trên đây là những thông tin tham khảo về thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt. Mọi vấn đề cần tư vấn về Luật Hôn Nhân, cũng như được hỗ trợ pháp lý về việc ly hôn với người nước ngoài quý khách hãy liên hệ đến hotline GV Lawyers 028 3622 3555!