Để tìm hiểu rõ về bareboat charter là gì, cùng các nội dung liên quan mời các bạn tham khảo các thông tin mà Luật GV Lawyers chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nếu các bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào về pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Luật GV Lawyers trực tuyến qua số hotline +84 (28) 3622 3555. Hoặc các bạn có thể gửi yêu cầu chi tiết qua email: info@gvlawyers.com.vn để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất nhé!
Tìm hiểu bareboat charter là gì?
Bareboat charter là gì? Bareboat charter dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Thuê tàu trần. Theo đó, thuê tàu trần là thuê tàu theo hình thức chủ tàu cung cấp cho người thuê một chiếc tàu cụ thể, mà không kèm thuyền trưởng, thủy thủ đoàn, không bao gồm thuyền bộ.
Bản chất là phương thức thuê tàu nên thuê tàu trần cũng mang những đặc điểm của hoạt động thuê tàu như cho thuê tàu là phương thức cho thuê tài sản vì trong suốt thời gian thuê, quyền sở hữu tàu vẫn sẽ thuộc về chủ tàu. Chủ tàu chỉ chuyển quyền sử dụng tàu của mình cho người thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao về quyền sử dụng tàu cho người thuê, đồng thời phải đảm bảo “khả năng đi biển” của chiếc tàu trong suốt thời gian thuê.
Người thuê tàu có trách nhiệm về việc kinh doanh khai thác chiếc tàu được thuê để lấy cước hoặc vì mục đích kinh tế khác và khi hết thời hạn thuê, người thuê có trách nhiệm hoàn trả cho chủ cho thuê trong tình trạng kỹ thuật đảm bảo tại một cảng được quy định, đúng thời gian quy định.
Người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu theo quy định của hợp đồng. Chi phí hoạt động của tàu sẽ do người thuê chịu. Hoạt động thuê tàu trần được thể hiện dưới dạng ký kết hợp đồng, và hợp đồng chính là văn bản điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa chủ tàu và người thuê tàu.
Những thông tin cơ bản bản nhất về hoạt động thuê tàu trần
Hợp đồng thuê tàu trần
Theo Điều 229 trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có nêu rõ về hợp đồng thuê tàu trần như sau:
- Hợp đồng thuê tàu trần là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể không bao gồm thuyền bộ.
- Hợp đồng thuê tàu trần có các nội dung sau đây:
- Tên chủ tàu, tên người thuê tàu;
- Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải và công suất máy của tàu;
- Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng tàu và thời gian thuê tàu;
- Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu;
- Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu;
- Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán;
- Bảo hiểm tàu
- Thời gian, điều kiện chấm dứt hợp đồng thuê tàu;
- Các nội dung liên quan khác.
Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu trần
Theo Điều 230 trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có nêu rõ về nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu trần như sau:
Điều 230. Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu trần
- Chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tại địa điểm và thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu.
- Trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu; trường hợp chủ tàu làm trái với quy định này thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
- Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc các khoản nợ của chủ tàu, chủ tàu phải bảo đảm lợi ích của người thuê tàu không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
Nghĩa vụ của người thuê tàu trần
Theo Điều 231 trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có nêu rõ về nghĩa vụ của người thuê tàu trần như sau:
Điều 231. Nghĩa vụ của người thuê tàu trần
- Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu trần.
- Người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê tàu và phải thông báo cho chủ tàu biết. Chủ tàu chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của người thuê tàu.
- Trong thời gian thuê tàu trần, người thuê tàu phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với giá trị và cách thức đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu.
- Trong thời gian thuê tàu trần, nếu việc sử dụng, khai thác tàu của người thuê tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu thì người thuê tàu có nghĩa vụ khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại đó.
Các đối tượng được phép thuê tàu trần
Đối tượng được phép bareboat charter là gì? Đối tượng được thuê tàu trần bao gồm:
- Các công ty tàu biển
- Các công ty kinh doanh hàng hải
- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa
- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics
- Các tổ chức du lịch
- Các cá nhân hoạt động trong ngành đóng tàu và sửa chữa tàu.
Tuy nhiên, để thuê tàu trần, đối tượng phải có đủ về khả năng tài chính và kỹ thuật để điều hành chiếc tàu an toàn và hiệu quả. Do đó, đối tượng được phép thuê tàu trần là những cá nhân, công ty hay tổ chức có nhu cầu sử dụng tàu trần để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan đến vận tải hàng hóa trên biển. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, trọng tải, loại tàu và các yêu cầu khác, đối tượng thuê tàu có thể là các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, các doanh nghiệp vận tải, hay các tổ chức quốc tế….
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thuê tàu trần
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thuê tàu trần khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, đa phần các quốc gia đều có cơ quan chức năng để thực hiện việc quản lý và cấp phép cho các hoạt động thuê tàu trần.
Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thuê tàu trần là Tổng cục Hàng hải Việt Nam. Để được cấp phép thuê tàu trần, các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu phải đáp ứng được các yêu cầu và thủ tục quy định bởi Tổng cục Hàng hải, bao gồm:
– Đăng ký kinh doanh thuê tàu trên biển tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương đang kinh doanh.
– Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu và chứng chỉ phù hợp với tàu được sử dụng trong thời gian thuê tàu.
– Có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người sử dụng tàu.
– Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về tàu như an toàn, vệ sinh, bảo trì và sửa chữa trước khi cho thuê tàu.
Sau khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu và thủ tục, các cá nhân hoặc tổ chức sẽ được cấp Giấy phép hoạt động thuê tàu trên biển. Tuy nhiên, việc cấp phép này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trạng thái tàu, kinh nghiệm của người điều hành tàu, mục đích sử dụng tàu, vùng biển hoạt động. Ngoài ra, các tổ chức đại diện cho các chủ tàu hoặc người sử dụng tàu cũng có thể được phép cấp giấy phép thuê tàu trần trong một số trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, việc cấp giấy phép thuê tàu trần không chỉ đơn giản là thủ tục pháp lý mà còn cần phải tuân thủ các quy định về an toàn, về bảo vệ môi trường và các yêu cầu kỹ thuật khác của tàu biển. Các chủ tàu và người sử dụng tàu cần phải đảm bảo rằng tàu được bảo trì, được tiến hành kiểm tra và vận hành đúng quy định để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trên tàu, cũng như đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật của từng quốc gia về hoạt động vận tải biển.
Trên đây là những thông tin chia sẻ liên quan về bareboat charter là gì để các bạn tham khảo. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, hãy liên hệ ngay đến Luật GV Lawyers qua thông tin chi tiết được chia sẻ ở phần dưới chân trang website nhé!