High court là một thuật ngữ rất quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu. Vậy high court là gì? Mời các bạn cùng Luật GV Lawyers tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết thông tin dưới đây, đồng thời tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan khác.
Tìm hiểu high court là gì?
High court là gì? High court được dịch ra có nghĩa là Tòa án nhân dân tối cao. Theo Khoản 1 Điều 20 trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có giải nghĩa cụ thể Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của high court – Tòa án nhân dân tối cao
Với vai trò là cơ quan xét xử cao nhất của nước ta, High court là gì? – Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và vai trò hết sức quan trọng. Theo KHoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 20 trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân tối cao có đưa ra quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
Quyết định của giám đốc thẩm, tái thẩm của hội đồng thành phố Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Là cơ quan cao nhất trong hệ thống Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các Tòa án cấp dưới thực hiện thống nhất các quy định về pháp luật, đặc biệt là các hướng dẫn trong các trường hợp mà pháp luật chưa có quy định, quy định chưa rõ ràng hoặc pháp luật có những quy định chồng chéo,… Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ về tổng kết thực tiễn xét xử, đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động của các Tòa án cấp dưới
- Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
Các chức vụ này đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cũng như các kỹ năng thành thạo, do vậy phải được rèn luyện, trau dồi trong suốt quá trình công tác, thông qua các hoạt động đào tạo thường xuyên.
- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
High court là gì? Tòa án nhân dân tối cao quản lý các tòa án cấp dưới thông qua việc Trình Ủy ban Thường vụ quốc hội về việc thành lập, giải thể Tòa án; ví dụ như việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ quốc hội về việc thành lập các tòa chuyên trách;…
- Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với bất kỳ cơ quan nào, trong đó có Tòa án nhân dân tối cao, nhằm góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao phải tuân theo đúng các quy định về xét xử. Theo Hiến pháp Việt Nam và theo các quy định về việc xét xử, các cuộc xét xử của Tòa án Nhân dân Tối cao công khai, độc lập, không lệ thuộc vào chính quyền, và chỉ tuân theo đúng pháp luật. Cách thức xét xử tập thể, có hội thẩm Nhân dân tham gia, sẽ quyết định theo đa số. Tòa án Nhân dân Tối cao phải đảm bảo các nguyên tắc về bình đẳng trước pháp luật; người tham gia tố tụng có quyền tự bào chữa cho mình và mời luật sư bào chữa, có quyền được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Cơ cấu tổ chức của high court – Tòa án nhân dân tối cao
Tại Điều 21 trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
“1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Bộ máy giúp việc;
c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.”
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định cụ thể như sau:
Điều 22. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
- Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
- Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
- Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
- Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao
Theo Điều 24 trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm các vụ và các đơn vị tương đương. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao
Theo Điều 25 trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
- Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về high court là gì cùng các thông tin liên qua, nội dung trong bài viết trên đây chỉ nhằm mục đích tham khảo, Quý khách vui lòng liên hệ đến GV Lawyers để nhận được thông tin tư vấn cụ thể hơn về vụ việc qua hotline +84 (28) 3622 3555.