Commencement date là gì? Commencement date là một trong những cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trong các hợp đồng kinh doanh thương mại hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa cũng như cách dùng phổ biến của cụm từ commencement date trong thực tế.
Trong bài viết hôm nay, Luật GV Lawyers sẽ giải thích rõ commencement date là gì, cùng các thông tin liên quan.
Khái niệm về commencement date là gì?
Commencement date là gì? Commencement date có nghĩa là ngày bắt đầu, một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh.
Thông thường trong một hợp đồng sẽ quy định một số điều khoản xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đó. Trong điều khoản đó, các thời điểm hợp đồng có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực được xác định, cho dù bằng một khoảng thời gian hoặc bằng sự kiện nhất định.
Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 không có bất kỳ quy định nào về “thời hạn” của hợp đồng. Thay vào đó, Bộ luật Dân sự hiện hành có các quy định riêng về thời hạn và thời điểm hợp đồng ký kết có hiệu lực và các trường hợp chấm dứt hợp đồng.
Căn cứ theo pháp luật hiện hành hiện nay, theo mặc định việc bắt đầu một thời hạn bằng cách tham chiếu đến một sự kiện được bắt đầu vào ngày ngay sau ngày diễn ra sự kiện đó chứ không phải đúng vào ngày diễn ra sự kiện.
Ngoài việc tìm hiểu về ý nghĩa commencement date là gì? Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin được chúng tôi chia sẻ trong các phần nội dung tiếp theo.
Tìm hiểu về thời gian thực hiện hợp đồng và thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng được hiểu là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên liên quan hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng đã ký kết. Căn cứ theo quy định tại Điều 401 trong Bộ luật Dân sự năm 2015 về hiệu lực của hợp đồng, cụ thể:
- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Về nguyên tắc, hợp đồng ký kết được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết nhưng trong một số trường hợp 02 bên có thỏa thuận khác thì vẫn có thể thay đổi được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 144 trong Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
Điều 144. Thời hạn
- Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
- Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Đối với thời hạn có hiệu lực của hợp đồng ký kết (thời hạn thực hiện nghĩa vụ) có thể hiểu là khoảng thời gian các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng các thỏa thuận tại hợp đồng đã được hai bên giao kết với nhau.
Bên cạnh đó, quy định tại Điều 278 trong Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ, cụ thể:
- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
- Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
Từ quy định trên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ký kết chính là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu thỏa thuận của thời hạn hợp đồng trước thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ ảnh hưởng tới vấn đề thanh quyết toán.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là bắt đầu thời hạn thực hiện của hợp đồng. Bởi lẽ, hợp đồng phát sinh hiệu lực từ thời điểm nào thì các vấn đề phát sinh của h02 bên mới bắt đầu được giải quyết.
Do đó, mọi người có thể thấy rằng giới hạn thời gian để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình thông thường do các bên chủ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với trường hợp pháp luật có quy định hoặc quyết định từ cơ quan có thẩm quyền ấn định khoảng thời gian này, thì các bên chủ thể sẽ phải thực hiện theo.
Về nguyên tắc thực hiện, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình trừ trường hợp là Bộ luật này có quy định khác hoặc luật khác có liên quan đưa ra quy định khác. Điều này được giải thích, khi pháp luật quy định bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng nguyên tắc này. Nếu các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định rõ về thời hạn thì mỗi bên có thể thực hiện các nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ thời điểm nào nhưng phải thực hiện báo trước cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về commencement date là gì cùng các thông tin liên quan, nội dung trong bài viết trên đây chỉ nhằm mục đích tham khảo, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến GV Lawyers để nhận được thông tin tư vấn cụ thể hơn về vụ việc qua hotline +84 (28) 3622 3555.